Hướng đến Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2023) và nâng cao công tác tuyên truyền ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh Liệt sỹ, Chi bộ Khoa Luật Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) tổ chức hành trình tìm về địa chỉ đỏ cho đảng viên trong Chi bộ.
Khu di tích Láng Le – Bàu Cò tọa lạc tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Láng Le Bàu Cò gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược vào năm 1948 với những trận đánh lớn đi vào lịch sử. Di tích Láng Le Bàu Cò được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố vào năm 2003.
Trước đây khu di tích Láng Le Bàu Cò vốn là cánh đồng lau sậy mọc um tùm. Vào ngày 15/4/1948 thực dân Pháp đưa 3 nghìn quân lính cùng nhiều vũ khí hiện đại đồng loạt tấn công khu vực Láng Le Bàu Cò nhằm tiêu diệt căn cứ Vườn Thơm. Khi đó lực lượng vũ trang cách mạng ở Láng Le – Bàu vì lực lượng nhỏ và vũ khí thô sơ tuy nhiên được sự giúp đỡ của người dân địa phương cùng với lợi thế về địa hình.
Chỉ sau hơn nửa ngày đấu tranh đã chuyển sang tấn công khiến quân Pháp bị thương vong với số lượng lớn. Chiến thắng Láng Le Bàu Cò đã tiêu diệt 300 tên địch và bắt sống 30 lính đánh thuê cùng phá hủy nhiều máy móc, xe nhà binh, súng các loại của quân giặc. Tuy nhiên, về phía ta có nhiều cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh với tuổi đời còn rất trẻ. Ngày 14/10/1966 tại Láng Le tiểu đoàn biệt động quân Việt Nam Cộng Hòa bị dân quân du khách tiêu diệt.
Khu di tích Láng Le Bàu Cò ở TP. Hồ Chí Minh có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Trước lòng căm thù thực dân Pháp, quân dân Láng Le Bàu Cò đã có cuộc chiến vang lừng lịch sử và có ý nghĩa to lớn mở đầu cho phía ta và phía địch.
Tại nơi đây, đoàn đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Khu di tích, cùng nhau tìm hiểu về lịch sử chiến đấu và ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, chính trị và xã hội như một cách thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.