Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tại HUFLIT

TÁC GIẢ: Trung tâm Truyền Thông - Tổ Chức Sự Kiện
NGÀY: 20/04/2024

“Tài chính – Ngân hàng học những môn gì” chắc hẳn đó là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên khi chọn ngành học này. Để có cái nhìn khách quan và cụ thể về ngành học cũng như chương trình đào tạo, hãy cùng HUFLIT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành gì?

Tài chính – Ngân hàng là ngành học liên quan tới tất cả các dịch vụ tài chính, vận hành và lưu thông tiền tệ. Ngành này được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như: ngân hàng, phân tích tài chính, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm, kinh tế học tài chính,…

Học Tài chính - Ngân hàng có thể cho bạn kiến thức đầy đủ về phân tích tài chính

Cụ thể hơn, sinh viên theo học ngành này được cung cấp đầy đủ kiến thức về phân tích tài chính, đầu tư trên thị trường tiền tệ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, sinh viên cũng cần nắm chắc kiến thức, nghiệp vụ, có khả năng phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến tài chính, tiền tệ. Từ đó có thể đưa ra các quyết định chính xác trong quản trị tài chính.

2. Ngành Tài chính – Ngân hàng học những môn gì tại HUFLIT

 

Sau khi hiểu sơ qua về Tài chính – Ngân hàng, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc các môn học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ bao gồm những gì. Với chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh sẽ được học các môn học từ cơ bản đến chuyên sâu. Chẳng hạn: 

  • Môn đại cương: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Toán cao cấp, Pháp luật đại cương, Tin học đại cương.
  • Kiến thức cơ sở ngành sẽ gồm: Thị trường và các định chế tài chính,Quản trị tài chính, Kế toán tài chính, Phân tích kinh doanh và định giá,… 
  • Môn chuyên ngành: Quản trị tài chính, Kế toán quản lý, Ngân hàng thương mại, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Tài chính quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế,…
  • Kiến thức chuyên ngành sẽ gồm: Chứng khoán phái sinh, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Phân tích tín dụng và cho vay, Quản trị tài chính quốc tế, Quản lý vốn lưu động,…

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phục vụ công việc sau này: kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy phản biện,… Đồng thời sinh viên cũng được đào tạo chương trình tiếng Anh. Thực tập tại các ngân hàng, tổ chức tài chính để sinh viên được học hỏi và phát triển, rèn luyện nhiều hơn.

3. Cơ hội việc làm của ngành Tài chính ngân hàng

 

Học ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường làm gì? Kỳ vọng của ngành và cơ hội việc làm trong tương lai ra sao hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

3.1. Những kỳ vọng của ngành tài chính ngân hàng trong tương lai

Nền kinh tế luôn biến đổi, phát triển và hội nhập từng ngày, đặc biệt là trong những năm gần đây. Do đó nhu cầu cơ hội việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng đang ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bạn có thể làm bất cứ công việc gì liên quan đến tài chính

Hiện nay nhiều tập đoàn trên thế giới như: Samsung, Microsoft, Intel, LG, Honda,… đều chọn Việt Nam thành nơi phát triển. Do đó mà các doanh nghiệp này đang rất cần nhân viên am hiểu sâu về thị trường tài chính ở Việt Nam và cả khu vực lân cận. Vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn mới ra trường ngành Tài chính – Ngân hàng .

3.2. Nghề nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng bạn có thể ứng tuyển khi ra trường

Sau khi có bằng cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng bạn có thể ứng tuyển nhiều công việc khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Mức lương cơ bản của ngành Tài chính – Ngân hàng rơi vào khoảng 9 – 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra với mỗi công việc khác nhau thì mức lương lại khác nhau. Cụ thể cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí và mức lương cơ bản theo khảo sát của Báo Lao động như sau:

  • Giao dịch viên ngân hàng: 7 – 8 triệu đồng/tháng 
  • Nhân viên quan hệ khách hàng: lương trung bình 15 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường, mức khởi điểm khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế: lương khởi điểm 6 – 10 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên kiểm toán nội bộ: 15 – 20 triệu đồng/tháng, đối với những người có kinh nghiệm có thể lên tới 2000USD/tháng
  • Kiểm soát viên ngân hàng: từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.

Chắn hẳn rằng qua những thông tin trên bạn đã giải đáp được câu hỏi Tài chính – Ngân hàng học những môn gì. Nếu bạn đang tìm một ngôi trường để học ngành tài chính ngân hàng thì HUFLIT là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • HUFLIT CÔNG BỐ ĐIỂM TRÚNG TUYỂN THEO PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN HỌC BẠ - ĐỢT BỔ SUNG (TỪ 11/8 ĐẾN 31/8/2024)
    Ngày 05/9/2024, Hội đồng Tuyển sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh thông báo mức điểm trúng tuyển theo phương thức học bạ THPT đợt bổ sung cho 20 ngành đào tạo tại Trường. Mức điểm dao động từ 18.25 đến 25.25.
  • Thông báo về kết quả gia hạn đóng học phí của sinh viên học kỳ 1, năm học 2024 – 2025
    Nay Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh thông báo kết quả gia hạn đóng học phí đến các Khoa và 1057 sinh viên có đơn xin gia hạn đóng học phí. Thời gian đóng học phí được gia hạn tối đa đến hết 17g00 ngày 26/9/2024 (danh sách đính kèm).
  • HUFLIT GIA HẠN THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN BỔ SUNG ĐẾN 10/9
    Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển học bạ bổ sung từ ngày 1/9 đến hết ngày 10/9. Đây là đợt xét tuyển cuối cùng của HUFLIT trong kỳ tuyển sinh 2024. Các thí sinh bỏ lỡ cơ hội đăng ký xét sớm tuyển bằng phương học bạ hoặc đạt điểm thi tốt nghiệp THPT không như kỳ vọng nên nắm bắt cơ hội này để chinh phục ngành học yêu thích và trở thành tân sinh viên K30.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar