Xu hướng ngành Thương mại điện tử đang thay đổi ra sao?

TÁC GIẢ: Trung tâm Truyền Thông - Tổ Chức Sự Kiện
NGÀY: 11/03/2024

Thương mại điện tử đang không ngừng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Xu hướng ngành thương mại điện tử luôn là đề tài nóng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành này. Cùng HUFLIT tìm hiểu chi tiết về các xu hướng mới nhất về ngành này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng của ngành thương mại điện tử

 

Thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng trong những năm gần đây và tiếp tục phát triển trong tương lai. Đặc biệt, sự chuyển đổi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến khi dịch Covid-19 bùng nổ đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành. 

Xu hướng ngành thương mại điện tử sẽ phát triển không ngừng và dự kiến đạt được tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. Dự kiến doanh số của hình thức bán hàng trực tuyến sẽ đạt 24,5% vào năm 2025 và tăng lên 21% so với năm 2022.   

Thị trường thương mại điện tử lớn nhất là Trung Quốc, với doanh số chiếm 52,1% tổng doanh số so với thế giới. Đứng thứ hai là Hoa Kì với doanh số đạt được là hơn 875 tỷ đô la vào năm 2022, vị trí tiếp theo là Vương Quốc Anh và Hàn Quốc.

>>>>XEM THÊM:  Đào tạo thạc sĩ công nghệ thông tin tại HUFLIT

 

Xu hướng ngành thương mại điện tử đang ngày càng phát triển

2. Top 7 xu hướng ngành thương mại điện tử

 

Thương mại điện tử trên thế giới ngày càng phát triển và chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường. Dưới đây là top 7 xu hướng ngành thương mại điện tử mới nhất hiện nay.

 

2.1. Thương mại xã hội

 

Đây là một hình thức thương mại điện tử kết hợp giữa Social Media và E-Commerce. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… là kênh marketing quan trọng để quảng bá, giới thiệu, bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Năm 2022, doanh số của Social Commerce trên toàn cầu ước tính đạt 958 tỷ USD và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Theo các chuyên gia kinh tế, con số này sẽ đạt khoảng 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

 

>>>>XEM THÊM:  Chuyên ngành công nghệ phần mềm học trường nào uy tín 2023

 

Thương mại xã hội là hình thức thương mại điện tử phổ biến

2.2. Thương mại đối thoại

 

Đây là hình thức thương mại điện tử dựa trên các nền tảng di động để trao đổi giữa người bán và người mua. Quá trình này được thực hiện thông qua tính năng chat của các ứng dụng như Facebook Messenger, Zalo,…

Theo báo cáo từ Decision Lab và Facebook, Facebook Messenger là kênh thương mại đối thoại phổ biến nhất. Kế tiếp là nền tảng thương mại điện tử, Instagram, Livestream. Hiện nay, số người tiêu dùng từ thị trường thương mại đối thoại chiếm 53% so với số người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới. 

2.3. Thương mại di động

 

Đây là hình thức thương mại điện tử sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Quá trình này bao gồm việc mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn. Hiện nay, xu hướng ngành thương mại điện tử này phát triển mạnh, chiếm 54% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử vào cuối năm 2021.

>>>>XEM THÊM: Ngành thương mại điện tử học trường nào có cơ hội việc làm tốt

 

Thương mại di động phát triển mạnh mẽ

2.4. Bán hàng đa kênh

 

Bán hàng đa kênh hiện nay đang ngày càng được mở rộng không ngừng để tạo ra trải nghiệm mua sắm linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng. Người tiêu dùng có thể mua sắm ở mọi địa điểm và trên bất kỳ nền tảng nào. 

Các kênh bán hàng gồm mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, trang web thương mại điện tử,… Nhiều doanh nghiệp tin rằng, hình thức thương mại điện tử này là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh vào các năm tới.

2.5. MGM/KOL/KOC

 

MGM/KOL/KOC là hình thức phổ biến nhất trong xu hướng ngành thương mại điện tử hiện nay. Tiktok, Facebook và Youtube là ba nền tảng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất trong việc triển khai các chiến lược MGM/KOL/KOC và thường mang đến hiệu quả tiếp thị cao cho doanh nghiệp. 

  • MGM (Members get Members): Khách hàng cũ sẽ được nhận phần thưởng sau khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới thành công.
  • KOL (Key Online Leaders): Những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó sẽ hợp tác với doanh nghiệp để tăng doanh số bán hàng. 

KOC (Key Opinion Consumers): Đây là những khách hàng có tầm ảnh hưởng trên thị trường và thường chia sẻ khách quan, kiến ​​thức chuyên môn ở lĩnh vực nào đó. Việc chia sẻ kiến thức này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

 

MGM/KOL/KOC là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất

2.6. Video thương mại ngắn

 

Đây là xu hướng ngành thương mại điện tử đang bùng nổ trong những năm trở lại đây. Các tính năng video ngắn trên các nền tảng Facebook, Instagram và video Tiktok  đã và đang thu hút giới trẻ. Đồng thời, đây là động lực thúc đẩy hành vi mua sắm của họ trong những năm trở lại đây. 

Năm 2022, các video thương mại ngắn chiếm 82% tổng lưu lượng truy cập Internet của người tiêu dùng. Đây có thể trở thành một trong những xu hướng thương mại điện tử dẫn đầu các năm tiếp theo. 

 

2.7. Tiêu dùng xanh

Đây là xu hướng thương mại được nhiều người quan tâm khi hiện nay. Người tiêu dùng sẽ chọn mua những sản phẩm thân thiện với môi trường và hệ sinh thái tự nhiên cũng như không gây hại cho sức khỏe con người. 

Khảo sát do GWI cho thấy rằng 60% người tiêu dùng sẵn sàng mua các sản phẩm “xanh” với mức giá cao so với các mặt hàng cùng loại. 

 

 

Tiêu dùng xanh được nhiều người tiêu dùng quan tâm

 

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh về xu hướng ngành thương mại điện tử trong tương lai. HUFLIT hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức về ngành này và có quyết định đúng đắn khi chọn ngành học. 

 

>>>>XEM NHIỀU HƠN:

Học thương mại điện tử ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?

[Góc giải đáp] Nên học marketing hay thương mại điện tử

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Thông báo Lịch thi kết thúc học phần Học kỳ I – Năm học 2024-2025 dành cho những sinh viên đăng ký học các học phần thuộc khóa 2021, 2022, 2023
  • HUFLIT và hành trình kiên định 1/3 thế kỷ
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, HUFLIT đã xác định “ngoại ngữ” và “tin học” là hai công cụ giúp sinh viên tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển sự nghiệp. Đó chính là lý do để HUFLIT giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ và là trường đại học ngoài công lập đầu tiên ứng dụng và giảng dạy tin học (CNTT).
  • Thông báo về chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Ajou, Hàn Quốc, Đài Loan học kỳ Xuân 2025
    Phòng Đối ngoại thông báo về việc tuyển chọn sinh viên tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Ajou (Hàn Quốc), học kỳ Xuân 2025.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar