1. Giới thiệu chung ngành Công nghệ thông tin
Theo Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev, nhu cầu tuyển dụng của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang ngày một tăng cao. Từ năm 2022 – 2024, các doanh nghiệp vẫn sẽ cần thêm từ 150.000 đến 195.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm.
Đồng thời, làn sóng đầu tư từ các công ty công nghệ nước ngoài vào Việt Nam đã khiến thị trường tuyển dụng ngày một sôi động. Đó cũng chính là lý do ngành công nghệ thông tin luôn nhận được sự ưa chuộng từ nhiều bạn trẻ.
Vậy ngành công nghệ thông tin (Information Technology) là gì? Đây là ngành học về máy tính và phần mềm để lưu trữ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Thông qua đó, sinh viên sau khi ra trường có thể nghiên cứu và phát triển giải pháp xử lý thông tin cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị kiến thức về an ninh mạng và bảo mật máy tính để giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp thông tin.
Ngành công nghệ thông tin học về máy tính và phần mềm
>>>TÌM HIỂU NGAY: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin ra trường lương cao?
2. Đặc trưng của chương trình đào tạo
Ngành công nghệ thông tin HUFLIT bao gồm 5 chuyên ngành chính là Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng và Kỹ thuật vi mạch.. Tại HUFLIT, sinh viên công nghệ thông tin sẽ được đào tạo theo lộ trình từ 3.5 đến 6 năm. Trong đó, hệ thống giảng dạy sẽ bao gồm 140 tín chỉ, bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến cơ sở ngành, khối kiến thức chuyên ngành, đồ án, thực tập và khóa luận tốt nghiệp.
- Công nghệ phần mềm: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc thu thập và phân tích yêu cầu của phần mềm. Sau đó thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống phần mềm theo yêu cầu đã phân tích được.
- An ninh mạng: Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về phân tích yêu cầu, thiết kế và xây dựng mạng máy tính cho doanh nghiệp; quản trị bảo trì và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống mạng máy tính của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc thu thập và phân tích các yêu cầu của hệ thống thông tin, thiết kế, triển khai và quản trị các hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
- Khoa học dữ liệu: Trang bị các kiến thức đang rất được quan tâm như Dữ liệu lớn (Big Data), Máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI)… song song với những kiến thức về thu thập và phân tích dữ liệu, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Kỹ thuật vi mạch: trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về: các thiết bị và mạch điện tử, vi xử lý & vi điều khiển, lập trình hệ thống, trí tuệ nhân tạo, vi mạch tích hợp VLSI, lập trình nhúng, lập trình vi điều khiển để giải quyết các bài toán số hoá trong thực tế.
Cụ thể, hệ thống tín chỉ sẽ cung cấp đa dạng kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho người học. Bên cạnh đó, nhà trường còn hợp tác với nhiều doanh nghiệp hàng đầu như (TMA, CSC, Harvey Nash, Five Star Solutions,…) để cập nhật chương trình đào tạo cho sinh viên.
Ngoài ra, sinh viên ngành công nghệ thông tin HUFLIT còn có cơ hội tham dự nhiều hội thảo chuyên đề do khóa kết hợp với các doanh nghiệp lớn như GameLoft, Harvey Nash, ISB, LogiGear,… Hằng năm, sinh viên cũng được tham quan thực tế tại các doanh nghiệp để hiểu hơn về quy trình làm việc sau khi ra trường.
Ngành công nghệ thông tin HUFLIT bao gồm 4 chuyên ngành chính
>>>XEM THÊM:
IOT là ngành gì? Kỹ năng và kiến thức cần có
Data Analyst là gì? Ra trường làm gì , ở đâu?
3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi học Công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, nhân lực cho ngành IT luôn được săn đón và sở hữu mức lương hấp dẫn. Theo thống kê của nền tảng tuyển dụng TopCV, cử nhân sau khi ra trường có thể được chi trả từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng cho vị trí thực tập sinh. Nếu có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, bạn sẽ nhận được mức lương từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng. Một số công việc mà cử nhân ngành công nghệ thông tin có thể làm là:
- Làm việc tại các công ty phát triển, gia công, quản lý phần mềm (đảm nhận vị trí phát triển ứng dụng trên máy tính, web, điện thoại di động,…).
- Làm việc tại các cơ quan, ngân hàng, nhà máy, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin (đảm nhận vị trí quản trị cơ sở dữ liệu, bảo vệ an ninh mạng,…).
- Đảm nhận vị trí chuyên viên tư vấn tại cho các công ty về giải pháp công nghệ thông tin.
- Làm tại vị trí chuyên viên điều hành hoặc chuyên viên sửa chữa tại các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính.
Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành công nghệ thông tin HUFLIT đào tạo sinh viên các kỹ năng về quản lý, phát triển và bảo vệ hệ thống máy tính. Từ đó, cử nhân tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Nếu bạn đang tìm kiếm một trường đại học chuyên đào tạo ngành công nghệ thông tin thì hãy ứng tuyển ngay tại HUFLIT nhé!
>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Tiềm năng ngành công nghệ thông tin? Địa chỉ học uy tín
Mức lương ngành Công nghệ thông tin | Học CNTT ở đâu?