Mở đầu chương trình, Ban Tổ chức đã mang đến một vở kịch do chính các bạn đoàn viên, sinh viên trong khoa Quản trị kinh doanh biểu diễn. Vở kịch là câu chuyện xoay quanh nhân vật An, một sinh viên phải gánh chịu những áp đặt, định kiến từ gia đình, bạn bè, xã hội. Đối với mọi người, áp lực đồng trang lứa là động lực thế nhưng đối với An, đó lại là con dao hai lưỡi, đẩy An vào những tiêu cực không lối thoát. Và không chỉ mỗi An, mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay cũng đang phải đối mặt với một sự áp lực vô hình đến từ những người bạn đồng trang lứa.
Ngay sau phần đặt vấn đề, cô Tô Nhi A đã đề cập đến “Chủ nghĩa khắc kỷ” với thông điệp truyền tải: bản thân đừng xem mình là trung tâm và hãy xem nỗi đau mà bản thân gặp thực tế chỉ là một nỗi đau mang tính phổ biến, từ đó chúng ta sẽ trở nên điềm tĩnh hơn; tuy nhiên, không được lạm dụng.
Ngay sau phần đặt vấn đề, cô Tô Nhi A đã đề cập đến “Chủ nghĩa khắc kỷ” với thông điệp truyền tải: bản thân đừng xem mình là trung tâm và hãy xem nỗi đau mà bản thân gặp thực tế chỉ là một nỗi đau mang tính phổ biến, từ đó chúng ta sẽ trở nên điềm tĩnh hơn; tuy nhiên, không được lạm dụng.
Theo Cô, có hai phương thức để rời khỏi áp lực đồng trang lứa. Thứ nhất, bản thân phải biết mình là ai. Khi biết được bản thân là ai, chúng ta sẽ quan sát diễn biến xung quanh một cách ôn hòa hơn. Thứ hai, bản thân phản ứng như thế nào cũng được, nhưng sau phản ứng đó, chúng ta phải tiếp tục là những người có giá trị riêng.
Khách mời đã mở rộng khái niệm “đồng trang lứa”, không chỉ đơn thuần giống nhau về độ tuổi, mà nó bắt đầu được tính toán dựa trên những tiêu chí mang tính trải nghiệm xã hội như: cùng một nhóm xuất thân, cùng một nhóm bối cảnh sinh trưởng, cùng một nhóm vai trò, cùng một nhóm nghề, …
Thông qua những trò chơi, những hình ảnh được chia sẻ tại buổi talkshow, cô Tô Nhi A đã truyền tải những bài học vô cùng giá trị: “Chúng ta cho rằng một số vấn đề trở thành chuẩn mực, thì khi có điều gì đó khác đi, bạn sẽ không tự tin với nó. Nếu chúng ta lấy một chuẩn mực ra để làm thước đo mà không có sự cởi mở, thì chúng ta sẽ vô cùng khó khăn. Mẫu chỉ là hình ảnh để định hướng hành vi, chứ không có nghĩa chúng ta không được làm khác đi trừ 02 mẫu pháp luật và mẫu đạo đức”. Cô cũng làm rõ vấn đề với trường hợp học sinh viết bài bằng tay trái.
“Hãy là chính mình, ta có thể không phải là viên kim cương quý giá nhưng ta vẫn có thể trở thành hòn than hữu ích cho mọi người trong nhiều tình huống khác nhau. Đừng bắt bản thân chạy theo những tiêu chuẩn, những áp lực mà người khác đặt ra, hãy thấu hiểu bản thân mình, và rèn luyện để phát triển phù hợp với con đường, với mục tiêu mà mình đã chọn” – Cô Tô Nhi A chia sẻ.
Thông qua chương trình, với những kiến thức được cung cấp, các bạn đoàn viên, sinh viên HUFLIT cũng đã trang bị cho mình những kỹ năng hữu ích, cùng một tâm lý vững vàng, để vượt qua định kiến, những áp lực từ xã hội, từ đó khẳng định mình và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.