Cập nhật các ngành và chuyên ngành Khoa Công nghệ thông tin HUFLIT

TÁC GIẢ: Trung tâm Truyền thông - Tổ chức sự kiện
NGÀY: 10/05/2024

Khoa công nghệ thông tin HUFLIT là một trong ba khoa thành lập đầu tiên tại trường với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy. Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh hiện đang đào tạo 2 ngành học công nghệ thông tin và thương mại điện tử với nhiều chuyên ngành khác nhau. Hãy cùng HUFLIT tìm hiểu chi tiết hơn về hai ngành học thuộc khoa công nghệ thông tin ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành Công nghệ thông tin

Là một trong những khoa được được thành lập đầu tiên, khoa công nghệ thông tin HUFLIT đã khẳng định được vị thế và uy tín đào tạo của mình trong ngành công nghệ thông tin trên cả nước. Ngành hiện tại đang có 4 chuyên ngành đào tạo chính là: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, An ninh mạng và Khoa học dữ liệu. Chương trình đào tạo được phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế với các thông tin cụ thể sau:

1.1 Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo luôn được khoa công nghệ thông tin HUFLIT cập nhật liên tục theo từng năm. Từ đó, lộ trình học của sinh viên luôn được đổi mới, linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, xã hội. HUFLIT thiết kế các môn học với 140 tín chỉ gồm: Khối kiến thức giáo dục đại cương; khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và đồ án, khóa luận tốt nghiệp. 

Các học phần bắt buộc và tự chọn xen kẽ cho phép sinh viên linh hoạt trong kế hoạch học tập từ 3.5 – 4 năm. Với truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển, Khoa công nghệ thông tin HUFLIT sẽ không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo để đào tạo được những sinh viên giỏi chuyên môn, chất lượng tay nghề cao.

>>>>ĐỌC THÊM: Tiềm năng ngành công nghệ thông tin – Chọn địa chỉ học uy tín

1.2 Điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Những đặc trưng nổi bật trong chương trình đào tạo giảng dạy ngành công nghệ thông tin tại HUFLIT là:

  • Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành, khoa Công nghệ thông tin HUFLIT thiết kế các chuyên ngành với nội dung đào tạo như sau: 
    • Công nghệ phần mềm: Người học có thể  thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống phần mềm công nghệ .
    • An ninh mạng: Sinh viên nắm vững kiến thức về phân tích yêu cầu, thiết kế và xây dựng mạng máy tính.Đồng thời, người học còn quản trị bảo trì và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống mạng máy tính của tổ chức và doanh nghiệp.
    • Hệ thống thông tin: Chương trình dạy sinh viên thiết kế, triển khai và quản trị các hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
    • Khoa học dữ liệu: Người học nắm vững kiến thức về thu thập và phân tích dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kiến thức về Dữ liệu lớn (Big Data), Máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI) để đáp ứng với xu hướng công nghệ hiện đại.
    • Kỹ thuật vi mạch: Người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về: các thiết bị và mạch điện tử, vi xử lý & vi điều khiển, lập trình hệ thống, trí tuệ nhân tạo, vi mạch tích hợp VLSI, lập trình nhúng, lập trình vi điều khiển để giải quyết các bài toán số hóa trong thực tế.
  • Đội ngũ giảng viên 100% thạc sĩ trở lên, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và tận tâm hỗ trợ sinh viên.
  • Hợp tác, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sinh viên
  • Chương trình đặc biệt chú trọng vào khía cạnh ứng dụng, đảm bảo sinh viên được trang bị kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết để áp dụng trong môi trường làm việc thực tế.

1.3 Tổ hợp và phương thức xét tuyển:

Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin HUFLIT có 4 phương thức xét tuyển với các tổ hợp có môn Toán như sau:

Mã ngành 7480201
Tổ hợp xét tuyển
  • A00: Toán, Lý, Hoá
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01: Văn, Toán,  Tiếng Anh
  • D07:Toán, Hoá, Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển 
  • Xét kết quả thi TN THPT 
  • Xét kết quả học bạ HK1 lớp 11 & HK2 lớp 12
  • Xét kết quả học bạ năm lớp 12
  • Xét điểm ĐGNL của ĐHQG TP.HCM

>>>>ĐỌC THÊM: Software engineer là gì? Nên học kỹ sư phần mềm ở đâu?

1.4 Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin  tại khoa công nghệ thông tin HUFLIT, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm như:

  • Phát triển và gia công phần mềm, bao gồm việc phát triển ứng dụng desktop, web, thiết bị di động, và kiểm thử phần mềm.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu mạng của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Đồng thời, quản trị viên xây dựng và vận hành các hệ thống mạng an toàn và bảo mật.
  • Tham gia vào các dự án tư vấn và triển khai giải pháp trong các công ty tư vấn công nghệ.
  • Quản lý và bảo trì các thiết bị máy tính, hệ thống mạng.

>>>>ĐỌC THÊM: Mức lương ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay

2. Ngành Thương mại điện tử

Ngành Thương mại điện tử thuộc khoa công nghệ thông tin HUFLIT là sự kết hợp tuyệt vời giữa kinh doanh và công nghệ thông tin. Điều đó, giúp mang lại cho sinh viên những cơ hội làm việc đặc biệt trong thế giới kinh doanh ngày nay. 

Với sự hỗ trợ của Internet và công nghệ thông tin, chương trình đào tạo tại HUFLIT đảm bảo rằng học viên không chỉ được trang bị kiến thức sâu sắc mà còn có khả năng áp dụng linh hoạt vào thực tế theo các thông tin chi tiết sau: 

2.1 Giới thiệu chương trình đào tạo

Ngành Thương mại điện tử được khoa công nghệ thông tin HUFLIT phát triển và áp dụng chương trình đào tạo từ khóa tuyển sinh 2023. Chương trình sử dụng hệ thống học tín chỉ với tổng cộng 136 tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, đồ án, thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên có linh động trong kế hoạch học tập với 3.5 năm.

Chương trình đào tạo tập trung vào sự giao thoa giữa công nghệ thông tin và kinh doanh, giúp sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. HUFLIT đặc biệt chú trọng cho sinh viên kết nối trực tiếp với doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm và khuyến khích sinh viên tự khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Ngành học hướng họ đến việc xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến của riêng mình. Chương trình học không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển kỹ năng doanh nghiệp của sinh viên, góp phần tạo giá trị cho bản thân và xã hội.

2.2 Điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Những đặc trưng nổi bật trong chương trình đào tạo giảng dạy ngành thương mại điện tử tại HUFLIT là:

  • Sinh viên được khuyến khích và trang bị năng lực nghiên cứu, giúp họ tự tin xây dựng và triển khai các mô hình kinh doanh trực tuyến, đáp ứng xu hướng ngày càng đa dạng của thị trường TMĐT.
  • Chương trình đào tạo của HUFLIT chú trọng vào học kỳ doanh nghiệp, nơi sinh viên được tiếp cận và áp dụng kiến thức trong môi trường thực tế doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp họ có thêm cơ hội việc làm mà còn khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, hướng họ đến việc tự xây dựng công việc và tạo ra giá trị cho chính bản thân và xã hội.

2.3 Tổ hợp và phương thức xét tuyển

Chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử HUFLIT có 4 phương thức xét tuyển với các tổ hợp có môn Toán như sau:

Mã ngành 7340122
Tổ hợp xét tuyển
  • A00: Toán, Lý, Hoá
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01: Văn, Toán,  Tiếng Anh
  • D07:Toán, Hoá, Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển 
  • Xét kết quả thi TN THPT 
  • Xét kết quả học bạ HK1 lớp 11 & HK2 lớp 12
  • Xét kết quả học bạ năm lớp 12
  • Xét điểm ĐGNL của ĐHQG TP.HCM

2.4 Cơ hội việc làm

Một số cơ hội việc làm sau khi ra trường mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuyên viên quản lý hệ thống thương mại điện tử, chịu trách nhiệm về kinh doanh online và các hoạt động liên quan.
  • Nhân viên Digital Marketing thực hiện các chiến lược quảng bá và tiếp thị trực tuyến để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
  • Chuyên viên xây dựng và quản lý các hệ thống giao dịch thương mại, có cơ hội thăng tiến đến các vị trí quản lý cao cấp như Giám đốc Thông tin (CIO) hoặc Giám đốc E-Marketing.
  • Tư vấn viên thương mại điện tử giúp đưa ra các đề xuất giải pháp, xây dựng, và bảo trì các dự án thương mại điện tử.
  • Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu của các Bộ, Ngành, tham gia vào các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực TMĐT.
  • Giảng viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử.

>>>>ĐỌC THÊM: Tiềm năng ngành công nghệ thông tin – Chọn địa chỉ học uy tín

3. Ngành Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là ngành tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người như khả năng học hỏi, suy luận, tư duy, giải quyết vấn đề,…

Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay, AI là lĩnh vực đang dần đóng góp vào mọi mặt lĩnh vực của xã hội, từng bước hỗ trợ con người trong sản xuất, vận hành cuộc sống.

3.1 Điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Những đặc trưng nổi bật trong chương trình đào tạo giảng dạy ngành Trí  tuệ nhân tạo tại HUFLIT là:

  • Thiết kế chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu sâu về các hệ thống thông minh, tương tác người – máy, nghiên cứu và tạo ra các hệ thống máy móc được trang bị các kỹ thuật thông minh. 
  • Trang bị cho sinh viên kiến thức đầy đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc trong tương lai. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học:
    • Kiến thức đại cương: Tổ chức máy tính; Nguyên lý lập trình; Kiến thức về toán học; Khoa học máy tính; Khoa học dữ liệu…
    • Kiến thức và kỹ năng chuyên sâu: máy học, phân tích dữ liệu, các hệ thống thông minh, vận dụng các kiến thức trí tuệ nhân tạo, học máy, học sâu, mạng nơ ron nhân tạo, xử lý ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng mẫu để giải quyết các bài toán thực tế.
    • Giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh…

3.2 Tổ hợp và phương thức xét tuyển

Chương trình đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo tại HUFLIT có 4 phương thức xét tuyển với các tổ hợp có môn Toán như sau:

Mã ngành 7480107
Tổ hợp xét tuyển
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01: Văn, Toán,  Tiếng Anh
  • D07:Toán, Hoá, Tiếng Anh
  • D11: Văn, Lý, Tiếng Anh
Phương thức xét tuyển 
  • Xét kết quả thi TN THPT 
  • Xét kết quả học bạ HK1 lớp 11 & HK2 lớp 12
  • Xét kết quả học bạ năm lớp 12
  • Xét điểm ĐGNL của ĐHQG TP.HCM

3.3 Cơ hội việc làm

Một số cơ hội việc làm sau khi ra trường mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuyên viên phát triển ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo.
  • Nhân viên phát triển vận hành hệ thống tự động hóa, robot ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo.
  • Chuyên gia tư vấn giải pháp ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo trong sản xuất kinh doanh;
  • Chuyên gia nghiên cứu về Trí Tuệ Nhân Tạo trong các viện nghiên cứu.
  • Giảng viên giảng dạy Trí Tuệ Nhân Tạo tại các trường đại học.
  • Tiếp tục nâng cao chuyên môn với chương trình học tập sau đại học.

>>>>ĐỌC THÊM: Tiềm năng ngành công nghệ thông tin – Chọn địa chỉ học uy tín

4. Vì sao nên chọn học công nghệ thông tin tại HUFLIT?

Ngành thương mại điện tử thuộc khoa Công nghệ thông tin HUFLIT ra đời với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến (kinh doanh online). Chương trình đào tạo được khoa Công nghệ thông tin HUFLIT thiết kế. Giúp cung cấp kiến thức đa chiều cho sinh viên về kinh tế, quản lý, và pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về công nghệ thông tin.

Ngoài ra, ngành TMĐT giúp sinh viên phát triển kỹ năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp trên môi trường Internet. Sinh viên học cách xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử, quảng cáo, tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Những kỹ năng này không chỉ giúp sinh viên nắm bắt bức tranh toàn diện của môi trường kinh doanh trực tuyến mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ trong thị trường lao động đầy thách thức.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về khoa Công nghệ thông tin HUFLIT. Chuyên ngành thương mại điện tử đem lại nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên muốn trải nghiệm, học hỏi và rèn luyện kỹ năng. Nếu bạn mong muốn tư vấn thêm về ngành học này tại HUFLIT thì hãy liên hệ ngay các kênh sau để được tư vấn nhé!

>>>>ĐỌC THÊM: 

Software engineer là gì? Học gì và học ở đâu?

Data analyst là gì? Học ở đâu và làm những gì?

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng Tuyển sinh:

828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Nhìn lại các hoạt động sôi nổi trong chương trình Tập huấn Cán bộ Đoàn - Hội HUFLIT năm học 2024 - 2025
    Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn – Hội là một trong những công việc quan trọng, cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên. Chính vì vậy, với việc tổ chức chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong năm học này, Đoàn – Hội trường mong muốn xây dựng một lực lượng cán bộ có đầy đủ bản lĩnh chính trị, kỹ năng, kiến thức để phục vụ cho công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên của Trường.
  • Sinh viên HUFLIT tiếp cận cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh vực Công nghệ tại “Ngày hội Công nghệ Thông tin - IT DAY” năm 2024
    “Ngày hội Công nghệ thông tin – IT DAY” là sự kiện kết nối sinh viên HUFLIT với các doanh nghiệp công nghệ, mang đến cơ hội khám phá những sản phẩm công nghệ tiên tiến và tìm kiếm các cơ hội việc làm trong ngành công nghệ, giúp các bạn sinh viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực mình yêu thích.
  • Đoàn - Hội khoa Kinh tế - Tài chính chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thông qua Chương trình Nhạc kịch với chủ đề “Ơn”
    Đoàn – Hội khoa Kinh tế – Tài chính đã tổ chức chương trình Nhạc kịch với chủ đề “Ơn”, một sự kiện đặc biệt để tri ân các Thầy Cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chương trình không chỉ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả mà còn đặc biệt ghi dấu trong trái tim quý Thầy Cô tham dự, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến của các Thầy Cô trong sự nghiệp trồng người.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar