Khoa KT-TC chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến

TÁC GIẢ: TS. Nguyễn Thị Xuân Lan
NGÀY: 11/03/2020

Giảng dạy trực tuyến là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong thời đại công nghiệp 4.0. Trong tình hình cả nước phải ứng phó với dịch Covid-19, hoạt động giảng dạy của Trường phải tạm ngưng, từ đầu học kỳ 2 năm học 2019- 2020, Khoa Kinh tế- Tài chính đã tổ chức tập huấn cho giảng viên và triển khai hoạt động dạy học online với phần mềm Google Classroom. Từ ngày 21/02/2020, các lớp học online đã giúp Khoa thực hiện giải pháp tình thế trong giảng dạy, giúp sinh viên có điều kiện học tập, ôn lại kiến thức.

Ngoài ra, một số giảng viên đã đến phim trường để thu hình, hoặc sử dụng phần mềm OBS (Open Broadcaster Software) để tự ghi clip giảng và phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội như Youtube, hoặc đưa vào lớp học trong Google Classroom.

ThS. Trần San Đào chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến

Ngày 09/3/2020, Khoa đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn về hoạt động dạy và học online. Một số vấn đề đã được các giảng viên thảo luận và rút kinh nghiệm như sau:
Việc sử dụng Google Classroom đã giúp giảng viên tạo các lớp học điện tử với nhiều tiện ích, giúp đơn giản hóa công việc giảng dạy. Những tiện ích có thể kể đến như: Giảm thiểu được việc sử dụng giấy (in ấn tài liệu, nộp bài tập…) trong lớp học; Giảng viên có thể tổ chức và quản lý lớp dễ dàng, thuận tiện; Ngoài phiên bản web, Google Classroom đã có phiên bản trên Android và iOS cho phép người học truy cập vào lớp học nhanh hơn, có thể cập nhật mọi thông tin về lớp học khi di chuyển; Dung lượng không giới hạn, giúp giảng viên có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu giảng dạy, video tham khảo, hình ảnh lớp học, điểm,…ngay trên Drive của lớp học này và chia sẻ cho sinh viên mà không phải bận tâm về không gian lưu trữ; Giảng viên và sinh viên có thể theo dõi, cập nhật tình hình lớp học ở bất kỳ nơi đâu (chỉ cần có laptop, tablet hay điện thoại có kết nối internet); Các thông báo tức thời và các trao đổi trên diễn đàn được thực hiện dễ dàng.
TS. Nguyễn Thị Tuyết Như chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến
ThS. Đinh Ngọc Long chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến
Tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên không thể tiếp thu bài tốt nếu chỉ dùng Google Classroom. Bằng việc thu hình giảng dạy tại các phim trường, giảng viên sẽ có được những “sản phẩm” chất lượng hơn về âm thanh, ánh sáng.., thu hút sinh viên hơn; Sinh viên không chỉ đọc tài liệu mà còn được nghe và nhìn, nên dễ tiếp thu hơn. Hạn chế của cách làm này là phải đầu tư nhiều hơn (chi phí, thời gian di chuyển, chờ đợi xếp lịch quay,…).

Trong tình hình hiện tại, để nhanh chóng có được nhiều bài giảng online, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên một cách tiết kiệm, hiệu quả, các giảng viên nhất trí nên sử dụng đồng thời Google Classroom kết hợp với phần mềm OBS. Tuy chất lượng về âm thanh, ánh sáng của bài giảng được thu hình không được tốt bằng thực hiện ở phim trường, nhưng giảng viên có thể tự thu hình, chủ động thời gian thực hiện.

ThS. Hoàng Đức Sinh hướng dẫn các giảng viên sử dụng OBS
Sau khi tạo những lớp học điện tử trên Google Classroom, giảng viên sẽ dùng ứng dụng quay màn hình của OBS để tự quay clip bài giảng, thời gian thực hiện vào lúc không gian im lắng nhất (đêm khuya), để tránh tạp âm. Nếu không gian không đủ sáng, hay những hạn chế về cảnh quan, thì có thể ghi bài giảng (không ghi hình), rồi sau đó đưa vào Google Classroom để tương tác với sinh viên. Bên cạnh đó, nếu giảng viên nào không có đủ điều kiện về không gian yên tĩnh để tự quay clip, thì có thể thực hiện tại các phim trường của đài truyền hình, hoặc các phim trường của các trường đại học như Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh,… để có được bài giảng chất lượng hơn và sau đó cũng đưa vào  Google Classroom để tương tác với sinh viên.
Trên đây là một số trải nghiệm chia sẻ về giảng dạy online của giảng viên Khoa Kinh tế- Tài chính, trường Đại học Ngoại Ngữ-Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Khám phá xu hướng, những triển vọng và thách thức của ngôn ngữ học tính toán cùng HUFLIT tại Hội thảo Quốc gia VCL 2024
    “Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI), các nghiên cứu về ngôn ngữ học tính toán không chỉ được chắp thêm đôi cánh mà còn mở ra những chân trời mới chưa từng có trong lịch sử”. Tuy nhiên, song song với những cơ hội đầy tiềm năng đó chắc chắn sẽ là những thách thức không thể tránh khỏi. Và đó cũng chính là bài toán cần được giải tại Hội thảo Quốc gia lần thứ 2 về ngôn ngữ học tính toán VCL 2024.
  • HUFLIT TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ NĂM 2024 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
    Với mục tiêu luôn quan tâm và chăm sóc đời sống vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là sức khỏe cho người lao động đang công tác tại Trường, HUFLIT đã tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ năm 2024.
  • Học sinh THPT trải nghiệm “không gian ngoại ngữ” tại HUFLIT Campus Tour 2024
    Không chỉ tại giảng đường, sinh viên HUFLIT còn có thể trau dồi ngoại ngữ ở nhiều “không gian” khác nhau. Đó chính là những trải nghiệm độc đáo và mới lạ khiến nhiều bạn học sinh THPT thích thú khi lần đầu tham quan không gian đại học tại HUFLIT Campus Tour 2024.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar