-
HUFLITers trang bị kiến thức, kinh nghiệm và nắm bắt thời cơ cùng Talkshow “Tư duy khởi nghiệp”Với mục tiêu khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp, giúp sinh viên hiểu rõ những hành trang cần thiết trong tư duy để bắt đầu như sáng tạo, linh hoạt và kiên trì đối mặt với những thách thức, Đoàn – Hội Khoa Kinh tế – Tài chính đã tổ chức Talkshow “Tư duy khởi nghiệp” nhằm tạo cơ hội kết nối giữa sinh viên và các diễn giả có nhiều năm kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp.
-
Webinar cơ hội nghề nghiệp và phúc lợi làm việc 360° tại CT GroupChuỗi hoạt động HUFLIT Career Talks tiếp tục mở ra những cơ hội nghề nghiệp quý giá cho các bạn sinh viên thông qua chuỗi chương trình tư vấn và kết nối với các chuyên gia trong ngành.
-
Sinh viên HUFLIT lan tỏa tình yêu tiếng Trung qua cuộc thi "Giọng đọc truyền cảm HUFLIT 2025"Vòng Chung kết cuộc thi “Giọng đọc truyền cảm HUFLIT 2025 – HUFLIT 2025 年汉语朗诵比赛” do Câu lạc bộ Hán ngữ HUFLIT tổ chức tìm ra những giọng đọc xuất sắc nhất, mang đến những phần thi ấn tượng và đầy cảm xúc.
Khám phá tiềm năng phát triển của ngành Luật
Học ngành Luật có tương lai không? Có lẽ đây là nỗi băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều bạn thí sinh khi đứng trước cánh cửa đăng ký thi vào các trường đại học. Để giải đáp thắc mắc này HUFLIT sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngành học để bạn có thể tìm được câu trả lời cho mình.
1. Sự phát triển của ngành Luật trong tương lai
Có thể nói, nước ta đã và đang bước vào thời đại kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay thì các doanh nghiệp, các tổ chức ngày càng ra đời nhiều và phát triển rộng rãi.
Các đơn vị này cần phải xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ để đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh. Do đó, việc tuyển dụng nhân sự ngành luật là điều cần thiết góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và không gặp những sai sót trong quá trình làm việc.
Trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần rất nhiều nhân sự làm việc trong ngành luật và con số sẽ không dừng lại ở đó. Nguyên nhân là vì xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng lớn mạnh và nhu cầu của con người ngày càng tăng cao.

2. Học ngành Luật có những lợi ích gì?
Học ngành Luật mang lại rất nhiều những lợi ích khác nhau, vậy đó là những lợi ích gì hãy cùng HUFLIT tìm hiểu nhé!
2.1 Cơ hội nghề nghiệp
Như đã đề cập, ngành Luật hiện tại và tương lai sẽ cần một lượng nhân sự rất lớn, do đó cơ hội nghề nghiệp dành cho những bạn học ngành Luật là rất nhiều. Bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài, các công ty luật, tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính phủ…
2.2 Kiến thức pháp lý
Học luật giúp bạn có những kiến thức về pháp lý, các luật lệ, các quy trình, quy định của pháp luật. Điều đó không chỉ giúp bạn áp dụng trong công việc mà bạn còn có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ bản thân, gia đình…
2.3 Kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ
Học Luật sẽ giúp bạn nắm rõ được các quy định của pháp luật, từ đó bạn có thể nắm chắc kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân và xã hội. Nhờ đó, bạn sẽ có những quyết định và những hành động đúng đắn và mang lại những điều tích cực đến cá nhân mình và cho cả xã hội.

3. Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau có thể kể đến như:
- Luật sư: Đây là ngành nghề mà nhiều bạn muốn chạm tới khi theo học ngành luật. Với nghề này, bạn sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý cho khách hàng và là người đại diện cho khách hàng, giúp họ thắng trong các vụ kiện dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
- Luật sư doanh nghiệp: Với vị trí này bạn sẽ đưa ra những tư vấn, lời khuyên cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến thương hiệu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, hợp đồng…
- Luật sư tư vấn: Những luật sư làm việc ở vị trí này sẽ đưa ra những lời khuyên pháp lý cho khách hàng của mình trên các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, hợp đồng, sáng chế, dược phẩm, thực phẩm…
- Thẩm phán: Đây là vị trí đưa ra quyết định cuối cùng trong mỗi phiên tòa, vì thế đòi hỏi người làm vị trí này cần có hiểu biết sâu rộng về các quy định của luật pháp. Điều này thực hiện nhằm mục đích đưa ra các quyết định một cách sáng suốt, công bằng, minh bạch.
- Công tố viên: Vị trí này là người đại diện cho ủy ban tư pháp hoặc cơ quan tố tụng trong việc truy tố các tội phạm và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người dân.
- Chuyên viên pháp chế: Với vị trí này, bạn thường làm việc trong các doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo những văn bản, điều lệ, hợp đồng… phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Ngoài các vị trí phổ biến được nêu ở trên thì sau khi tốt nghiệp ngành Luật bạn còn có thể làm việc ở một số vị trí khác như: trợ lý/thư ký luật sư, thư ký pháp lý, cố vấn pháp lý, hòa giải viên, cán bộ thuế, giảng viên trường luật, cán bộ Đảng…
Như vậy thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình rằng học ngành Luật có tương lai không? Với những thông tin mà bài viết này đã cung cấp, HUFLIT hy vọng bạn sẽ có những quyết định sáng suốt và phù hợp trong việc lựa chọn ngành học cho bản thân mình.
