-
HUFLIT “chiếm” 2 suất chung kết tại cuộc thi pháp luật liên trường“Đấu trí pháp luật”– sân chơi “thương hiệu” đầy kịch tính của Khoa Luật HUFLIT đã chính thức quay trở lại mùa thứ ba, tiếp tục khuấy động không khí sôi nổi và thu hút đông đảo đội thi tài năng từ nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo luật trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận cùng tham gia tranh tài.
-
Phỏng vấn chẳng hề hấn, lấn cấn có talkshow “From Candidate To Employee – Từ Ứng Viên Đến Nhân Viên”Làn sóng sa thải đầu năm 2025 đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ, điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho thế hệ trẻ. Vậy các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm điều gì ở nhân sự tiếp theo? Tất cả đã được giải đáp trong chương trình Talkshow “From Candidate To Employee – Từ Ứng Viên Đến Nhân Viên”.
-
Ngành Kế toán, Kiểm toán của HUFLIT làm chủ cuộc chơi trong cuộc chiến với trí tuệ nhân tạoBài viết này sẽ phân tích vai trò của AI, những giới hạn hiện tại, tiềm năng tương lai và cách ngành kế toán, kiểm toán cần thích nghi để không bị tụt lại phía sau.
Sinh viên trao đổi & chuyến đi thực tế tại miền Tây Nam bộ của Khoa Đông Phương HUFLIT
Tôi tên là Baek Ji Won, tôi là sinh viên người Hàn Quốc, chuyên ngành Việt Nam học của trường đại học Youngsan, Hàn Quốc. Tôi đến HUFLIT để học tiếng Việt 1 năm theo chương trình trao đổi sinh viên giữa hai trường. Đây là học kỳ cuối của tôi. Tôi đã đi tham quan nhiều địa điểm du lịch và di tích của Việt Nam.
Tháng trước tôi đã đi du lịch sông Mê Kông miền Tây cùng với các bạn của mình. Lần này là lần thứ hai tôi đã đi tour Cái Bè- Vĩnh Long cùng các thầy cô và các sinh viên Hàn Quốc cùng lớp và sinh viên Nhật Bản đang học tiếng Việt tại khoa Đông Phương học, HUFLIT. Chuyến đi lần này, tôi ngắm kỹ hơn phong cảnh của các tỉnh đi qua. Sông Mê Kông nằm ở miền Tây Việt Nam. Sông Mê Kông rất dài, kéo từ nước Myanmar đến vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Đầu tiên, chúng tôi lên một con thuyền nhỏ, vừa ngắm phong cảnh, vừa ăn trái cây. Tôi đã ăn trái mít. Nó rất thơm và ngọt. Ở miền Tây có nhiều loại trái cây và vị ngọt hơn trái cây mà bình thường tôi ăn ở thành phố. Dọc sông, có nhiều ngôi nhà nổi trên sông, đặc trưng của miền Tây. Nhiều người buôn bán trên thuyền. Sau đó, chúng tôi đến tham quan xưởng sản xuất dầu dừa và kẹo dừa. Chúng tôi có thể xem được quá trình sản xuất kẹo dừa trong đó. Quá trình sản xuất kẹo dừa như thế này.
– Đầu tiên, họ hái trái dừa từ cây xuống.
– Tiếp theo, bóc dừa bằng cái dùi.
– Sau đó, chia ra phần nước dừa để uống, lấy cùi dừa làm dầu dừa, sữa dừa còn cơm dừa thì sử dụng làm bánh dừa, bột quả dừa v.v..
– Vắt bột những quả dừa.
– Nhúng đều bột dừa với đường hỗn hợp.
– Làm đông hỗn hợp đó để làm kẹo dừa.
Tôi cảm thấy rất thú vị. Kẹo vừa làm xong thì ăn ngon hơn. Sau đó chúng tôi tiếp tục xem quá trình làm bánh đa nem. Việt Nam là một nước nổi tiếng với bánh đa nem. Tôi cảm thấy vinh hạnh vì được xem trực tiếp quá trình làm bánh đa nem. Quá trình đó rất đặc biệt. Cuối cùng chúng tôi đi thăm chợ Vĩnh Long. Trái cây của chợ này ngon hơn, chủng loại phong phú hơn. Lần này tôi đã ăn được nhiều loại trái cây hơn. Đồ ăn và trái cây chợ Vĩnh Long nhiều như chợ Bến Thành vậy. Tóm lại tôi muốn đến Vĩnh Long nữa vì trong tất cả các loại trái cây, tôi thích nhất là trái dừa nên tôi cảm thấy mình rất có duyên với miền Tây. Hơn nữa tôi thấy người dân nơi đây rất giản dị. Tôi muốn được tìm hiểu nhiều hơn về phong tục và cách sống của họ nếu có cơ hội quay lại Việt Nam lần nữa. Cám ơn thầy cô trường HUFLIT đã dạy dỗ cho tôi, giúp tôi nói tiếng Việt giỏi và tạo cơ hội cho tôi hiểu về văn hóa Việt Nam một cách sâu sắc hơn bằng những chuyến đi thực tế thế này.
Một số hình ảnh của chuyến đi:
Buôn bán trái cây trên thuyền
Cuộc sống trên sông
Qui trình làm bánh đa nem
Qui trình làm kẹo dừa