1. Ưu điểm của ngành Kinh doanh quốc tế
Để tìm hiểu tổng quan về ưu và nhược điểm của ngành Kinh doanh quốc tế, bạn hãy cùng HUFLIT điểm qua một vài thế mạnh nổi bật của ngành học này nhé.
1.1 Phát triển kỹ năng giao tiếp
Khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, bạn sẽ thường xuyên tương tác và làm việc với đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này tạo ra một môi trường làm việc đa văn hóa, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ những kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục tốt.
Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn hiểu và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với đối tác, đảm bảo sự hợp tác và tương tác hiệu quả trên mặt kinh doanh.
1.2 Đa dạng vị trí công việc
Ngành Kinh doanh quốc tế cung cấp cho người học một loạt các vị trí công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tiếp thị quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, khởi nghiệp, hoặc tự điều hành một doanh nghiệp của riêng mình. Nhờ đó bạn có thể tìm kiếm và phát triển sở trường của mình trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và đam mê.
1.3 Mức lương hấp dẫn
Không chỉ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp, ngành Kinh doanh quốc tế cũng mang lại một mức lương khá hấp dẫn so với mặt bằng chung. Mức lương trong ngành này được đánh giá thường cao hơn so với nhiều ngành khác, đặc biệt đối với những vị trí quản lý cấp cao.
Theo dữ liệu thống kê, mức lương cho những vị trí như giám đốc kinh doanh quốc tế, quản lý thị trường quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu,… có thể lên đến hàng trăm triệu VND mỗi năm. Tuy nhiên, giá trị và mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm kinh nghiệm, trình độ, quy mô công ty và vị trí công việc.
>>>>XEM THÊM: Chương trình đào tạo ngành Đông phương học tại HUFLIT?
1.4 Nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới
Theo học ngành Kinh doanh quốc tế sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới. Khi làm việc trong một môi trường quốc tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy tắc và quy định của việc kinh doanh trên toàn thế giới.
Bạn có thể tìm hiểu về thị trường quốc tế, tạo nên mạng lưới quan hệ rộng rãi và tận dụng những cơ hội thương mại toàn cầu. Điều này không chỉ tăng khả năng thành công trong công việc của bạn mà còn mở ra những cánh cửa hoàn toàn mới để bạn khám phá và phát triển sự nghiệp ở các quốc gia trên thế giới.
2. Nhược điểm của ngành Kinh doanh quốc tế
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, ngành Kinh doanh quốc tế vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau
2.1 Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, ngành Kinh doanh quốc tế đang đối mặt với những thách thức cực kỳ khắc nghiệt, do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng lĩnh vực.
Môi trường làm việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến, tìm kiếm các phương thức mới để tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của thị trường.
>>>>XEM THÊM: Ngành Đông phương học là gì? Tiềm năng công việc tương lai
2.2 Yêu cầu vốn ngoại ngữ cao
Một trong những nhược điểm của ngành kinh doanh quốc tế là yêu cầu vốn ngoại ngữ rất cao. Để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên quy mô quốc tế, nhân viên làm việc trong ngành cần phải giao tiếp và làm việc với đối tác, khách hàng và nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Điều này đòi hỏi bạn cần phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt để tương tác và truyền đạt thông tin.
>>>>XEM THÊM: Ngành Đông phương học trường nào để có cơ hội nhận học bổng
Bài viết trên đây, HUFLIT đã cung cấp cho bạn những thông tin về ưu và nhược điểm của ngành Kinh doanh quốc tế. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trẻ có thể định hướng và đưa ra quyết định chọn lựa con đường nghề nghiệp tương lai đúng đắn nhất.
>>>>XEM NHIỀU HƠN:
Kinh doanh quốc tế học trường nào tại TP.HCM năm 2023
Ngành kinh doanh quốc tế điểm chuẩn có cao không? Tổ hợp xét tuyển