1. Học kiểm toán là học gì?
Kiểm toán là việc kiểm tra, xác thực tính chính xác của báo cáo tài chính giúp đánh giá chính xác về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hiểu kiểm toán là quá trình đánh giá các bằng chứng về thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán nhằm xác định sự phù hợp của các thông tin đó với các quy định của pháp luật.
Sinh viên khi học ngành kiểm toán sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức để kiểm tra, xử lý, thu thập và cung cấp thông tin tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán.
Ngoài ra bạn sẽ được học những kiến thức về luật kế toán của Việt Nam, quốc tế và các văn bản pháp luật liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính…
>>>> XEM THÊM: Ngành kế toán dễ xin việc không? Tiềm năng phát triển trong tương lai
2. Những điều sinh viên nhận được từ nghề kiểm toán
Nghề kiểm toán có những yêu cầu khắt khe hơn so với kế toán tuy nhiên nghề này cũng mang lại rất nhiều lợi ích có thể kể đến như sau:
2.1 Kiến thức, kỹ năng
Nghề kiểm toán giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích, được tham gia nhiều chương trình đào tạo của doanh nghiệp.
Nghề kiểm toán giúp bạn phát triển rất nhiều kỹ năng tốt cho bản thân. Nghề này cường độ công việc cao, áp lực lớn nên sẽ rèn luyện cho bạn kỹ năng sắp xếp công việc, quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Ngoài ra khi làm nghề này bạn sẽ được gặp gỡ với nhiều khách hàng ở các độ tuổi và và nghề nghiệp khác nhau từ đó giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán và bạn có thêm nhiều mối quan hệ sẽ cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này.
2.2 Tính tỉ mỉ trong công việc
Nghề kiểm toán làm việc với những con số nên đòi hỏi tính chính xác rất cao chính vì vậy bạn phải rèn luyện cho mình sự tỉ mỉ, cẩn thận để làm việc đạt hiệu quả.
2.3 Thu nhập ổn định
So với những nghề khác thì có thể nói nghề kế toán có thu nhập tốt và tương đối ổn định. Mức lương trung bình của một kiểm toán viên là 16,5 triệu đồng/tháng, mức thấp nhất là 8,5 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.
>>>> XEM THÊM: [GIẢI ĐÁP] Nên học Luật hay Luật kinh tế
3. Học kiểm toán có khó không?
Học kiểm toán có khó không là thắc mắc của rất nhiều bạn khi quyết định chọn ngành học này. Bên cạnh những lợi ích đã kể trên thì học và làm nghề kiểm toán cũng gặp không ít khó khăn.
Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải giải quyết các công việc một cách nhanh chóng trong thời gian cho phép nên đôi khi sẽ tạo áp lực về mặt thời gian dẫn đến stress trong công việc.
Bên cạnh đó nghề này tiếp xúc với khách hàng ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên đòi hỏi bạn phải có kiến thức đa dạng về các ngành nghề mà bạn tiếp xúc và thường xuyên cập nhật các thay đổi của luật pháp liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính.
Mặc dù nghề này mang lại cho bạn thu nhập rất tốt tuy nhiên mức độ đòi hỏi trong công việc cũng rất cao. Nếu mắc sai phạm trong công việc có thể xử phạt hành chính hoặc tước chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra kiểm toán viên cũng thường xuyên phải đi công tác xa nhà nên không phù hợp với những người không được sự ủng hộ của gia đình hoặc không thích xa nhà.
>>>> XEM THÊM: Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?
4. Nên học kiểm toán hay không?
Có rất nhiều bạn băn khoăn có nên học kiểm toán hay không? Ngày nay nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngày càng cao đặc biệt đối với lĩnh vực kiểm toán. Các công ty kiểm toán ở Việt Nam ngày càng ra đời nhiều và phát triển mạnh mẽ vì vậy nhu cầu về nhân lực cho ngành kiểm toán cũng tăng cao.
Nhiều công ty kiểm toán có chương trình tuyển dụng thực tập sinh cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, đây là cơ hội tốt cho các bạn học hỏi, trải nghiệm và là bước tiến để bước chân vào nghề này.
Trong bài viết này HUFLIT đã cung cấp cho bạn những thông tin để hiểu rõ hơn về nghề kiểm toán, những lợi ích và khó khăn khi theo học và làm nghề này. Thông qua đó có lẽ các bạn đã tự mình giải đáp được câu hỏi học kiểm toán có khó không và có nên học kiểm toán hay không? Chúc bạn sẽ có những quyết định sáng suốt cho hành trình sắp tới của mình.
>>>> XEM NHIỀU HƠN:
Luật thương mại Quốc tế học trường nào có cơ hội việc làm tốt
Học Luật kinh tế có khó không? Có nên học Luật kinh tế?