1. Thế nào là ngành Công nghệ thông tin?
Ngành Công nghệ thông tin là ngành học về cách sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để xử lý, lưu trữ, truyền và thu thập thông tin. Người làm các công việc trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).
Ngành này có nhiều chuyên ngành khác nhau như: khoa học máy tính, công nghệ kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng lưới máy tính và truyền thông, an toàn thông tin… Ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu nhân lực cao và mức lương hấp dẫn.
2. Học ngành Công nghệ thông tin ra làm gì?
Việc làm Công nghệ thông tin sau khi hoàn tất chương trình học là một trong những thắc mắc thường thấy nhất đối với các bạn tuyển sinh khi bước vào HUFLIT. Sau đây là một số thông tin HUFLIT gửi đến bạn để giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
Học ngành Công nghệ thông tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc va chạm trong các lĩnh vực liên quan đến máy tính và phần mềm. Bạn có thể đảm nhiệm đa vị trí khác nhau như:
- Lập trình viên: người trực tiếp làm ra những sản phẩm công nghệ như phần mềm và hệ thống thông tin. Bạn sẽ được học các ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật phần mềm, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo, v.v.
- Biên dịch viên: người chuyển đổi các chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình sang một ngôn ngữ khác. Bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về cú pháp, ngữ nghĩa, biên dịch, thông dịch, mã hóa, v.v.
- Phân tích viên: người phân tích nhu cầu của khách hàng và thiết kế giải pháp phù hợp. Bạn sẽ được tham gia nghiên cứu các kiến thức về phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, mô hình hóa, kiểm thử, v.v.
- Kỹ sư phần mềm: người quản lý toàn bộ quá trình phát triển phần mềm từ khâu thiết kế đến khâu triển khai và bảo trì. Bạn sẽ được học các kiến thức về quản lý dự án, quy trình phát triển phần mềm, công cụ hỗ trợ phát triển phần mềm, v.v.
- Quản trị viên mạng: người thiết lập, vận hành và bảo vệ các mạng máy tính. Bạn sẽ được trao dồi thêm các kiến thức về giao thức mạng, thiết bị mạng, an ninh mạng, quản lý mạng, v.v.
- Nhà quản lý hệ thống thông tin: người quản lý các tài nguyên thông tin của tổ chức. Bạn sẽ được tham gia xây dựng và đóng góp các kiến thức về quản lý thông tin, quản lý tri thức, quản lý dữ liệu, quản lý cơ sở dữ liệu, v.v.
3. Thu nhập sau khi ra trường của ngành Công nghệ thông tin
Cùng với mức nhu cầu tuyển dụng đông đảo trong xã hội đang phát triển về công nghệ như hiện nay. Đối với việc làm Công Nghệ Thông Tin sẽ có từng khoảng thu nhập khác nhau đối với từng vị trí và kinh nghiệm khác nhau như:
- Mức lương IT Support (theo khảo sát của VCCorp)
- Mức lương: 7.000.000 – 11.000.000 đồng
- Kinh nghiệm yêu cầu: (1 -3 năm) thành thạo các kỹ năng và công cụ về IT, phân tích dữ liệu, soạn thảo về chính sách và bảo mật thông tin
- Mức lương IT Helpdesk (theo khảo sát của VCCorp)
- Mức lương: 8.000.000 – 11.000.000 đồng
- Kinh nghiệm yêu cầu: (1 – 3 năm) thành thạo kỹ năng và công cụ về IT, chẩn đoán và giải quyết các phần mềm và phần cứng cho người dùng, giao tiếp và thành thạo ngoại ngữ
- Mức lương Sale IT (theo khảo sát của VCCorp)
- Mức lương: $600-$1500
- Kinh nghiệm yêu cầu: (1-3 năm) kinh nghiệm sale, kinh nghiệm Coaching, chăm sóc khách hàng, lắng nghe và giải quyết vấn đề.
- Lương Manager ngành Công Nghệ Thông Tin (theo khảo sát của VCCorp)
- Mức lương cho vị trí này thay đổi từ khoảng 39.5 triệu đồng/tháng cho IT Manager có kinh nghiệm 3-5 năm. IT Lead/ IT Manager có thể nhận được mức lương lên đến 61 triệu đồng/tháng khi có kinh nghiệm nhiều hơn.
- Kinh nghiệm yêu cầu: (từ 3 -5 năm) lập ngân sách, Quản lý và phát triển phần mềm, phân tích dữ liệu, bảo mật thông tin và kỹ thuật hệ thống, lập kế hoạch và lịch trình hoạt động
Qua bài viết trên, HUFLIT đã gửi đến các bạn các thông tin quan bổ ích như “Học Công Nghệ Thông Tin ra làm gì”, “Thu nhập sau khi ra trường của ngành Công Nghệ Thông Tin”. Hy vọng bài viết của chúng tôi giúp mọi người có thêm nhiều thông tin và kiến thức về ngành. Nếu bạn đang tìm một ngôi trường cho chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin thì HUFLIT là sự lựa chọn tuyệt vời!