1. Ngành Luật là ngành gì?
Trong xã hội pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng, pháp luật chính là công cụ để quản lý xã hội, giúp xã hội trở nên văn minh, lịch sự, có quy củ, trật tự và vận hành bình thường.
Ngành Luật là tên gọi của ngành học nghiên cứu về pháp luật, khoa học pháp lý. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật, tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành đào tạo cụ thể thì sinh viên sẽ được học những kiến thức cụ thể trong hệ thống pháp luật liên quan đến ngành học của mình.
2. Ngành Luật học những môn gì tại HUFLIT
HUFLIT là một trường đại học có chỗ đứng nhất định ở TP. Hồ Chí Minh. Trường có chương trình đào tạo ngành Luật. Ở HUFLIT ngành Luật học những môn gì có lẽ là điều mà rất nhiều bạn đang băn khoăn.
Ngành Luật tại HUFLIT có 2 chuyên ngành đào tạo là luật dân sự và luật hình sự, mỗi chuyên ngành đào tạo lại có những môn học khác nhau để phù hợp với tính chất của ngành.
2.1 Các môn học chuyên ngành Luật dân sự
Đối với ngành luật dân sự thì khi theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo, được học các môn học và những kiến thức về hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự, thủ tục tố tụng dân sự, thừa kế, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề sở hữu công nghiệp…
Ngoài ra ngành học này cũng đào tạo cho sinh viên những nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc trong tương lai như: kỹ năng soạn thảo hợp đồng, thi hành án dân sự, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nghề luật sư và tư vấn pháp luật…
2.2 Các môn học chuyên ngành Luật hình sự
Đối với ngành luật hình sự thì các môn học ngành luật hình sự sẽ mang đến cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự gồm các vấn đề trong khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học luật thi hành án hình sự.
Trong khoa học luật hình sự sinh viên được đào tạo các kiến thức về tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, các biện pháp tư pháp…
Khoa học luật tố tụng hình sự cung cấp kiến thức về các nguyên tắc của tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn, …
Khoa học luật thi hành án hình sự cung cấp kiến thức về người bị kết án, các cơ quan thi hành án, trình tự thi hành các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp…Chắc hẳn đọc đến đây các bạn đã phần nào nắm được ngành Luật học gì rồi đúng không nào?
3. Cơ hội việc làm của ngành Luật
Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên theo học ngành Luật có rất nhiều cơ hội việc làm ở các vị trí khác nhau có thể kể đến các vị trí nổi bật như sau:
- Luật sư: sẽ đại diện cho thân chủ thực hiện các hoạt động liên quan đến pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ. Với nghề này mức lương các bạn mới ra trường dao động từ 7 – 10 triệu và có kinh nghiệm là 15 – 20 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
- Luật sư doanh nghiệp: Với vị trí này bạn sẽ đưa ra những tư vấn, lời khuyên cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến thương hiệu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, hợp đồng…Mức lương dao động từ 7 – 10 triệu và có kinh nghiệm là 15 – 20 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
- Luật sư tư vấn: Những luật sư làm việc ở vị trí này sẽ đưa ra những lời khuyên pháp lý cho khách hàng của mình trên các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, hợp đồng, sáng chế, dược phẩm, thực phẩm…Mức lương dao động từ 7 – 10 triệu và có kinh nghiệm là 15 – 20 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
- Thẩm phán: Đây là vị trí đưa ra quyết định cuối cùng trong mỗi phiên tòa, vì thế đòi hỏi người làm vị trí này cần có hiểu biết sâu rộng về các quy định của luật pháp. Mức lương của vị trí này dành cho sinh viên mới ra trường là từ 5 -7 triệu, người có kinh nghiệm từ 10 – 15 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
- Công tố viên: Vị trí này là người đại diện cho ủy ban tư pháp hoặc cơ quan tố tụng trong việc truy tố các tội phạm và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người dân. Mức lương của vị trí này dành cho sinh viên mới ra trường là từ 5 – 6 triệu, người có kinh nghiệm từ 10 – 15 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
- Chuyên viên pháp chế: Với vị trí này, bạn thường làm việc trong các doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo những văn bản, điều lệ, hợp đồng… phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mức lương của vị trí này dành cho sinh viên mới ra trường là từ 7 – 8 triệu, người có kinh nghiệm từ 12 – 15 triệu/tháng (theo số liệu của Nhân Lực Ngành Luật).
Ngoài các vị trí phổ biến được nêu ở trên thì sau khi tốt nghiệp ngành Luật bạn còn có thể làm việc ở một số vị trí khác như: trợ lý/thư ký luật sư, thư ký pháp lý, cố vấn pháp lý, hòa giải viên, cán bộ thuế, giảng viên trường luật, cán bộ Đảng…
Như vậy bài viết này đã giúp bạn giải đáp câu hỏi ngành Luật học những môn gì tại HUFLIT đồng thời cũng cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về ngành Luật cũng như những cơ hội nghề nghiệp của ngành học này. HUFLIT là một ngôi trường rất đáng để bạn lựa chọn khi muốn theo học ngành Luật.