1. Housekeeping là gì? Những công việc của bộ phận Housekeeping
Housekeeping – bộ phận buồng phòng là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Công việc của bộ phận buồng phòng đóng vai trò quan trọng giúp cho phòng được sạch sẽ theo tiêu chuẩn của khách sạn. Đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm bổ sung vật dụng trong phòng của khách mỗi ngày theo quy định nhằm mang lại sự hài lòng cho du khách.
Dưới đây là một số công việc cơ bản của một nhân viên buồng phòng mà bạn có thể tham khảo:
- Lấy chìa khoá của các phòng được phân công dọn dẹp trước khi bắt đầu ca làm việc. Đồng thời, trả lại chìa khóa phòng sau khi kết thúc ca.
- Lau dọn sạch sẽ tất cả các vật dụng có trong phòng như rửa ly nước, đổ gạt tàn thuốc lá, đổ rác,…
- Dọn sạch giường ngủ, thay ga, vỏ gối.
- Lau chùi bụi bẩn trên trần nhà, tường, cửa, điều hoà, cửa sổ, ban công và gương kính, kể cả những ngóc ngách khó dọn dẹp.
- Làm vệ sinh khu vực hành lang, trước cửa thanh máy, trước phòng khách.
- Vệ sinh khu vực nhà tắm, vật dụng ở trong phòng tắm. Bổ sung các đồ dùng thiết yếu như xà phòng, khăn tắm, kem đánh răng, giấy vệ sinh,…
- Kiểm tra, tưới nước bình hoa duy trì không gian xanh ở trong phòng và khu vực ở các hành lang.
- Luôn kiểm tra để đảm bảo các trang thiết bị trong phòng hoạt động tốt. Nếu có hư hỏng, người dọn phòng cần phải báo ngay cho cấp trên hoặc bộ phận chịu trách nhiệm để kịp thời sửa chữa, bổ sung.
- Chuẩn bị sẵn xe đẩy cùng các dụng cụ dọn dẹp trước khi vào phòng.
- Báo cáo cũng như bàn giao lại cho cấp trên về khi có đồ vật khách bỏ quên trong phòng.
- Thống kê vật dụng bằng vải sử dụng mỗi tháng.
- Nhận đồ của khách cần giặt, sau đó kiểm tra và trả lại chính xác khi giặt xong.
2. Học gì để trở thành một Housekeeping manager chuyên nghiệp?
Để theo đuổi sự nghiệp với tư cách là Housekeeping – bộ phận buồng phòng, có thể bạn không cần phải có bằng cấp chính quy. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển công việc và có cơ hội trở thành Housekeeping manager chuyên nghiệp thì cần đảm bảo được yếu tố đầu tiên là về trình độ. Nhiều khách sạn cũng có cung cấp khóa đào tạo tại chỗ cho bộ phận quản lý buồng phòng nhằm giúp công việc được hoàn thành tốt nhất. Bạn cũng có thể theo học các ngành như Quản trị khách sạn, Du lịch – lữ hành tại các trường đại học trên toàn quốc.
Một trong những trường đại học có chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn chất lượng không thể không nói đến HUFLIT. Trường luôn đề cao phương pháp học lý thuyết đi đôi với thực hành. Đơn vị luôn nghiên cứu để tìm ra chương trình phù hợp nhất giúp học viên có thể vừa có đủ kiến thức chuyên môn lại được cọ sát với thực tế công việc sau này. Tất cả nhằm mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
3. Mức lương và cơ hội phát triển ở vị trí Housekeeping manager
Ở Việt Nam, mức lương của người thực hiện việc dọn dẹp phòng khách sạn còn phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô khách sạn, kinh nghiệm. Theo cet.edu.vn, trung bình lương của nhân viên housekeeping dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, vị trí này còn được nhận thêm tiền tip, phí dịch vụ và các đãi ngộ hấp dẫn khác.
Hơn nữa, ngành Quản trị khách sạn cũng cung cấp nhiều cơ hội để phát triển nhanh chóng. Từ nhân viên, bạn có thể được xem xét lên vị trí quản lý, giám sát. Điều này cũng đi đôi với mức lương của bạn sẽ tốt hơn. Theo trang huongnghiepaau.com vị trí giám sát buồng phòng có thể nhận khoảng tiền từ 10 – 12 triệu đồng/tháng, trưởng bộ phận từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Trên đây là những chia sẻ về ngành housekeeping – bộ phận buồng phòng. Hy vọng với qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ cũng như tiềm năng của ngành quản lý dịch vụ phòng Nếu bạn quan tâm và muốn tìm một địa chỉ đào tạo uy tín thì có thể liên hệ HUFLIT để được tư vấn cụ thể nhé!
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.