Hội thảo nhận được sự tham gia tích cực của khách mời đến từ nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn Thành phố như: Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; VKSND Thành phố Hồ Chí Minh; VKSND Tỉnh Bình Phước; Hiệp hội doanh nghiệp Tp. HCM (HUBA); Các Trọng tài viên, hòa giản viên của Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh Trí; Hệ thống Luật Thịnh Trí; Trung tâm Trọng tài thương mại Phía Nam (STAC); Trung tâm Hòa giải VIAC; Các giảng viên, nhà khoa học đến từ: Học viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội; Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM, Trường Đại học Kinh tế TpHCM, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Trường Đại học Lao động – xã hội (cơ sở 2), Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính, Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM, Trường Đại học Đà Lạt, sư Hà Phú, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội; Hiệp hội công chứng Việt Nam; Trường Đại học Quy Nhơn; Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam và Tổ chức giáo dục Apollo Việt Nam…; Các Luật sư, công chứng viên thuộc hệ thống luật Thịnh trí; Luật sư của các công ty luật.
Chủ tọa điều hành Hội thảo gồm có: PGS.TS. Trần Đình Hảo, Học viện Khoa học Xã hội; TS. GVC. Bùi Kim Hiếu, Trưởng Khoa Luật – Trường Đại học HUFLIT; TS. Nguyễn Vinh Huy – Chủ tịch sáng lập Hệ thống Luật Thịnh Trí; TS. Lê Nguyễn Gia Thiện – Phó trưởng Khoa Luật, Trưởng nhóm nghiên cứu Viện Luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Vinh Huy – Chủ tịch sáng lập Hệ thống Luật Thịnh Trí cho biết trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã thu hút một số lượng lớn các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh. Quá trình hợp tác không thể tránh khỏi phát sinh các tranh chấp. Hầu hết các thương nhân nước ngoài đều mong muốn giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại thay vì tòa án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam và các quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài hoặc quy tắc do các bên trong tranh chấp tự đặt ra để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh nhiều xung đột pháp luật cần sớm được khắc phục.
TS. Bùi Kim Hiếu – Trưởng Khoa Luật trường Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM bắt đầu với đề dẫn trong bối cảnh hiện nay, đại dịch covid – 19 kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều tổn thất, thậm chí ngừng hoạt động, tuyên bố phá sản…, các tranh chấp kinh doanh thương mại cũng phát sinh rất nhiều trong và sau giai đoạn này giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh, hoạt động thương mại, đây là điều không doanh nghiệp, cá nhân nào mong muốn. Thời điểm này, bắt buộc các bên tranh chấp phải lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết, hạn chế tối đa các thiệt hại và trong các phương án giải quyết tranh chấp hiện nay, thì hòa giải thương mại được khuyến nghị, ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Đến tham dự Hội thảo bà Nguyễn Thị Mai – Phó cục trưởng, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp nhấn mạnh quá trình hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc với việc Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKFTA…), tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động thương mại quốc tế. Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mới ở Việt Nam. Mặc dù cơ sở pháp lý đã bước đầu hình thành, thực tiễn triển khai, nhận thức và vai trò, lợi ích của hòa giải còn hạn chế, hệ thống pháp luật còn chồng chéo. Do vậy, cần có những nghiên cứu về khả năng gia nhập, kinh nghiệm quốc tế, nâng cao nhận thức xã hội về hoà giải thương mại nói riêng và giải quyết tranh chấp bằng hoà giải nói chung.
Hội thảo đã thu hút gần 43 bài gửi về tham luận của các chuyên gia về luật, các luật sư, các giảng viên ngành luật tại nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều góc nhìn đa chiều về các quy định pháp luật hiện nay. Hội thảo gồm hai phiên với 05 bài tham luận xoay quanh vấn đề tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về những điểm mới nổi bật trong việc về trọng tài thương mại và hòa giải thương mại – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Mở đầu phiên tham luận thứ nhất, PGS.TS. Trần Đình Hảo đã trình bày tham luận “Tổng quan về trọng tài thương mại và hòa giải thương mại” đã khái quát cái nhìn tổng qua về 2 mảng đề tài: trọng tài thương mại và hòa giải thương mại trong thực trạng pháp lý hiện nay.
Tham luận “Nguyên tắc competence – competence trong tố tụng trọng tài – nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” ThS. Huỳnh Quang Thuận – Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Phía Nam (STAC) đã phân tích cách ghi nhận nguyên tắc competence – competence trong pháp luật Trọng tài một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Pháp, Anh, Đức, Mỹ, từ đó đưa ra nhận xét cho các cách tiếp cận và kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.
Hội thảo kết thúc phiên thứ nhất bằng bài tham luận của ThS. Luật sư Kiều Anh Vũ – Trọng tài viên (STAC, AIAC), MCIArb, Đại diện ICC YAF Luật sư, Công ty Luật TNHH KAV Lawyers. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng trong trọng tài thương mại tại Việt Nam thông qua đề tài “Điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng trong trọng tài thương mại tại Việt Nam”.
Phần trao đổi tranh luận, hội thảo nhận được nhiều sự trao đổi của TS. Lê Nguyễn Gia Thiện – Phó trưởng Khoa Luật, Trưởng nhóm nghiên cứu Viện Luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Nguyễn Thị Kim Thu – Nguyên Phó trưởng phòng nghiệp vụ chuyên môn giải quyết án kinh doanh thương mại – VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, Trọng tài viên và hòa giải viên thương mại Trung tâm trọng tài thương mại Thịnh Trí; Bà Trịnh Ngọc Thúy – Phó Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Trần Việt Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tp. HCM (HUBA).
Phiên tham luận thứ hai xoay quanh về vấn đề hòa giải thương mại bao gồm các chủ đề mang tính thời sự không kém. Hội thảo lắng nghe bài tham luận “Pháp luật quốc tế về hòa giải tranh chấp thương mại và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” đề cập đến quy của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam do TS. Nguyễn Đức Mai; TS. Nguyễn Vinh Huy đồng trình bày.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm cũng như các kiến thức sâu rộng TS. GVC. Bùi Thị Long – Trường Đại học Quy Nhơn đã trình bày tổng quan về hòa giải thương mại, phân tích những nguyên nhân mà cộng đồng doanh nghiệp chưa sử dụng phổ biến phương thức này để giải quyết tranh chấp thương mại, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triểnphương thức hòa giải thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. thông qua tham luận “Giải pháp phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt Nam” nhận được nhiều sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu trong buổi hội thảo.
Trong phần trao đổi ở phiên thứ hai, Hội thảo cũng nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của LS. Nguyễn Kim Dung, giám đốc pháp chế Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam và Tổ chức giáo dục Apollo Việt Nam, Hòa giải viên của Trung tâm Hòa giải Viac; đại diện tại Việt Nam Trung tâm hòa giải Úc; ThS. NCS. Nguyễn Năng Quang – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại Thịnh Trí; TS. GVC. Đào Mộng Điệp – Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; TS. Nguyễn Thành Tô.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, GVC. TS. Bùi Kim Hiếu, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TpHCM ghi nhận và khẳng định các ý kiến tham luận, đóng góp có giá trị tại Hội thảo sẽ được Ban tổ chức tập hợp, lựa chọn để xuất bản sách chuyên khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy đồng thời tếp tục bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về trọng tài thương mại và hòa giải thương mại – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay/
Buổi hội thảo cũng nhận được nhiều sự quan tâm của giới báo chí, truyền hình. Các đại biểu, các chuyên gia tham dự đều đánh giá cao thành quả thảo luận tại buổi hội thảo khoa học diễn ra.
Báo Truyền Hình Pháp Luật đưa tin :https://tvphapluat.vn/video/nhie%CC%80u-vuo%CC%81ng-ma%CC%81c-trong-phap-luat-ve-trong-tai-thuong-mai-va-hoa-giai-thuong-mai-55095/