Tìm hiểu ngành Luật: Học ở đâu để có nhiều cơ hội?”

TÁC GIẢ:
NGÀY: 26/03/2024

Học luật ra làm gì?” là câu hỏi được rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc khi tìm hiểu về ngành học này. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về luật sư và chuyên viên pháp lý ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên ngành luật. Để rõ hơn học luật là học gì và cơ hội việc làm ra sao, bạn hãy cùng HUFLIT theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé! 

1. Ngành Luật là học gì? Học ở đâu?

Hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và đảm bảo sự ổn định của hoạt động xã hội. Điều này làm nổi bật vai trò của pháp luật như một công cụ quản lý đặc biệt, mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và triển vọng cho tương lai cho người muốn theo đuổi lĩnh vực này.

Ngành Luật là ngành học đào tạo sinh viên về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng để vận dụng luật pháp vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề pháp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 

Một trong những trường đại học có chương trình đào tạo ngành Luật chất lượng có thể kế đến HUFLIT. Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ có cơ hội hiểu rõ về hệ thống pháp luật, quy định của nhà nước và các vấn đề pháp lý. Đồng thời, trường cũng chú trọng cải tiến chương trình học liên tục, giúp sinh viên có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các cơ quan, tổ chức.

Ngoài ra, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp hoặc văn phòng luật sư để áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Từ đó giúp bạn nâng cao khả năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm cho đến khi tốt nghiệp. Với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm và môi trường học tập tích cực, ngành Luật tại HUFLIT là sự lựa chọn hàng đầu cho những người mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp luật.

>>>ĐỌC THÊM: Học Luật kinh tế ra làm gì? [Cập nhật thông tin mới nhất 2024]

hoc-luat-ra-lam-gi
Hệ thống pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động xã hội

2. Cơ hội việc làm ngành Luật

Theo thông tin từ Báo cáo thị trường lao động Việt Nam năm 2023 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm rõ rằng ngành Luật đang trở thành một trong những lựa chọn hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm. Dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng đáng kể trong nhu cầu tuyển dụng năm 2023, với tỷ lệ tăng 12% so với năm 2022.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Luật ở Việt Nam rất đa dạng như luật sư, thẩm phán, giảng viên luật,… Chính vì vậy, những người theo đuổi ngành này sẽ cơ hội làm ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Luật không chỉ phụ thuộc vào sự đào tạo tại trường mà còn chủ yếu dựa vào kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng tự học và nghiên cứu của bạn. Do đó, để thành công trong ngành, bạn cần liên tục trau dồi kinh nghiệm, cập nhật kỹ năng cần thiết và mở rộng kiến thức chuyên môn để hỗ trợ sự phát triển trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

>>> THEO DÕI THÊM: Học luật thương mại quốc tế ra làm gì? [Cập nhật 2024]

3. Học Luật ra trường làm gì?

Ngành Luật là một ngành học quan trọng và có nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí công việc khác nhau, phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm:

3.1 Công chứng viên

Công chứng viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ chứng thực các giao dịch dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật.

Công việc cơ bản cho vị trí này bao gồm:

  • Tiếp nhận yêu cầu của các cá nhân, tổ chức.
  • Thẩm định hồ sơ.
  • Soạn thảo văn bản công chứng.
  • Ký tên, đóng dấu công chứng vào văn bản.

Vị trí này sẽ phù hợp với những người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý. Đặc biệt là người có kỹ năng giao tiếp tốt, quản lý, thẩm định hồ sơ sổ sách. Mức lương trung bình của công chứng viên dao động từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/tháng (theo 1990.comvn). Bạn có thể nhận được mức lương cao hơn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và vị trí làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

3.2 Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người tư vấn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức về các vấn đề pháp luật.

Công việc cụ thể bao gồm:

  • Phân tích, nghiên cứu các văn bản pháp luật.
  • Cung cấp tư vấn pháp luật cho từng khách hàng.
  • Soạn thảo các văn bản pháp luật, hợp đồng.
  • Rà soát kỹ lưỡng các loại hợp đồng, tài liệu pháp lý trước khi ký kết hoặc ban hành.
  • Phát hiện và sửa chữa các sai sót, mâu thuẫn trong nội dung văn bản.
  • Xác thực tính hợp pháp của các điều khoản, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia quá trình giải quyết các tranh chấp.
  • Tư vấn pháp lý cho các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Vị trí này sẽ phù hợp với những bạn có kiến thức chuyên môn về pháp luật, có khả năng tư vấn, phân tích, lập luận pháp lý. Theo Jobsgo.vn, mức lương trung bình của chuyên viên pháp lý dao động từ 10 triệu đến 27 triệu đồng/tháng.

Bạn có thể trở thành chuyên viên pháp lý sau khi học ngành luật

3.3 Thư ký toà án

Thư ký Tòa án là cán bộ được Tòa án tuyển dụng, có trình độ chuyên môn từ Cử nhân luật trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án. Thư ký tòa án sẽ là người hỗ trợ thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong việc giải quyết các vụ án.

Công việc cụ thể bao gồm:

  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến vụ án.
  • Lưu trữ hồ sơ vụ án.
  • Thông báo, triệu tập các bên liên quan đến vụ án.
  • Tham gia xét xử, ghi biên bản.

Nếu bạn thế mạnh về soạn thảo, tổng hợp thông tin, tổ chức công việc và yêu thích sự cẩn thận, tỉ mỉ thì đây là một vị trí rất phù hợp với bạn. Theo thống kê tại trang luathoangphi.vn, mức lương trung bình của thư ký tòa án thường dao động từ 4.2 triệu đến 9 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực và quy mô của cơ quan,tổ chức.

>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Học luật kinh tế ra làm ở đâu? Nên học trường nào?

3.4 Giảng viên ngành Luật

Giảng viên ngành Luật là những người có trình độ chuyên môn cao về luật và có kỹ năng giảng dạy hiệu quả. Người đảm nhận vị trí này chịu trách nhiệm truyền đạt kiến thức pháp luật cho sinh viên, giúp sinh viên hiểu và vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn.

Công việc cụ thể cho giảng viên ngành Luật sẽ bao gồm:

  • Chuẩn bị bài giảng.
  • Giảng dạy trên lớp.
  • Đánh giá, chấm điểm bài tập, thi cử của sinh viên.

Vị trí này cần người có kiến thức chuyên môn về luật pháp tốt, có khả năng truyền đạt kiến thức và đam mê với công việc giảng dạy. Theo thống kê từ trang tuyển dụng việc làm TopCV, mức lương trung bình của giảng viên ngành Luật dao động từ 4.2 triệu đến 14.4 triệu đồng/tháng.

Hi vọng rằng những thông tin mà HUFLIT đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “Học luật ra làm gì?”. Với sự phát triển nhanh chóng của thời đại hiện nay thì đây là một trong những ngành đáng lựa chọn với những bạn yêu thích lĩnh vực pháp luật. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi học chất lượng thì đừng bỏ qua HUFLIT nhé!

>>>THAM KHẢO:

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng Tuyển sinh:

828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • HUFLIT tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025
    Ngày 27/12/2024, Ban Giám hiệu và Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025. Sự kiện nhằm phổ biến các chủ trương, nhiệm vụ quan trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp và thông qua nghị quyết hội nghị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên (CBGVNV).
  • Kỳ thi Đánh giá năng lực 2025: Những điểm đổi mới GenZ cần biết
    Vừa qua, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được áp dụng từ năm 2025 với nhiều điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  • 6 thay đổi nổi bật trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 học sinh cần biết
    Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT, áp dụng từ năm 2025 với 6 điểm mới nổi bật. Bài viết dưới đây, HUFLIT sẽ tổng hợp các thông tin quan trọng để các bạn học sinh THPT không bỏ lỡ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar