Cơ hội việc làm và mức lương của cử nhân Tài chính ngân hàng

TÁC GIẢ: Trung tâm Truyền thông - Tổ chức sự kiện
NGÀY: 16/01/2024

Học tài chính ngân hàng là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bạn sinh viên hiện nay. Bởi lẽ, ngành này học này mang lại nguồn thu nhập ổn định và được làm trong các môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bài viết sau đây, HUFLIT sẽ giới thiệu chi tiết về ngành tài chính ngân hàng và cơ hội việc làm sau ra trường, bạn hãy theo dõi và tham khảo nhé!

1. Giới thiệu về ngành tài chính ngân hàng

 

Ngành tài chính ngân hàng là một ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến tiền và tài sản. Hay nói một cách khác là quản trị cũng như điều phối dòng tiền, vốn vay, tiết kiệm, các khoản nợ, tín dụng và các khoản đầu tư, ngân hàng. 

Ngành tài chính ngân hàng hiện đang rất khát nhân lực 

Học ngành tài chính ngân hàng học viên sẽ được học rất nhiều môn học khác nhau và trang bị nhiều kỹ năng để xử lý những vấn đề tài chính trong doanh nghiệp. Một số môn có thể kể đến như: quản lý tài chính công, tài chính bảo hiểm, ngân hàng, định giá tài sản và nhiều môn học có liên quan tài chính, tiền tệ. 

>>>>XEM THÊM: Nên học kế toán hay kiểm toán [Thông tin cập nhật mới nhất]

2. Học tài chính ngân hàng cần những kỹ năng gì?

 

Khi học ngành tài chính ngân hàng, học viên cần có một số kỹ năng cũng như kiến thức chuyên sâu về ngành như:

  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Kỹ năng chịu được áp lực công việc lớn cũng như giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng thích nghi nhanh 
  • Kỹ năng làm việc nhóm 
  • Khả năng phân tích, nghiên cứu thông tin và làm việc với số liệu
  • Tính cách trung thực
  • Cẩn thận, chăm chỉ
  • Tinh thần cầu tiến trong ngành lớn.

>>>>XEM THÊM: Ngành kiểm toán là gì? Ngành kiểm toán học trường nào?

3. Cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng

 

Nhu cầu nhân lực về ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam hiện nay rất lớn, chính vì lẽ đó mà cơ hội việc làm cho những những bạn theo học ngành này rất đa dạng . Nội dung tiếp theo sẽ điểm qua những vị trí việc làm thích hợp sau khi tốt nghiệp:

3.1 Giao dịch viên

Một trong những ngành nghề khi học tài chính ngân hàng mà nhiều bạn sinh viên hướng đến là giao dịch viên. Ở vị trí này, bạn sẽ làm cầu nối, tiếp nhận hồ sơ hay các yêu cầu của khách hàng như rút tiền, gửi tiền, mở tài khoản,….tại quầy giao dịch của ngân hàng. 



Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì
Nghề giao dịch viên được nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp

3.2 Phân tích tài chính

Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó có thể đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các nhà lãnh đạo, công việc bao gồm có như sau:

  • Hỗ trợ việc ra quyết định mua hay bán cổ phiếu, dự định rót vốn đầu tư hay dự báo rủi ro mỗt dự án.
  • Dự báo dòng tiền tương lai và lập báo cáo tài chính theo định kỳ.
  • Theo dõi, phân tích nguồn lực và ngân sách của công ty.
  • Điều chỉnh và đưa ra giải pháp cho kế hoạch tài chính, lợi nhuận. 
Bạn cần nhiều kỹ năng để đảm nhận vị trí này 

3.3 Quản lý tài chính

Chuyên viên quản lý tài chính sẽ nhận nhiệm vụ với các công việc liên quan đến quy trình xây dựng kế hoạch tài chính như:

  • Theo dõi hệ thống dữ liệu tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp. 
  • Xây dựng báo cáo tài chính. 
  • Lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn.
  • Lập báo vào về tính khả thi và hiện trạng thực hiện các chỉ tiêu tài chính. 

3.4 Kế toán

Ở bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần có vị trí kế toán để kiểm tra sổ sách chi tiêu, các công việc kế toán cụ thể như sau:

  • Thu thập và xử lý các số liệu kế toán và chứng từ liên quan. 
  • Hạch toán chi và tiêu trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. 
  • Quản lý công nợ. 
  • Kiểm tra tình trạng xuất và nhập của hàng hóa. 
  • Lập báo cáo kế toán và giấy tờ theo quy định của nhà nước.
  • Lập bảng cân đối kế toán về số phát sinh, kiểm tra đối chiếu với các số liệu.
Vị trí quản lý tài chính đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức

3.5 Kiểm toán

Kiểm toán là công việc thường được các doanh nghiệp, công ty thuê ở bên ngoài để thực hiện, tuy nhiên cũng sẽ có các vị trí kiểm soát nội bộ. Các công việc ở vị trí này cụ thể như:

  • Quản lý hệ thống kiểm toán khác nhau.
  • Đưa ra phân tính, đánh giá thông tin cho khách hàng, nội thông qua tìm hiểu và nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh. 
  • Thiết kế biểu mẫu và hướng dẫn quy trình làm việc của kiểm toán cho nhân viên.
  • Kiểm tra và rà soát lại công việc của kế toán.
  • Tư vấn và đề xuất các giải pháp trong công tác kế toán, quy định về thuế.
Kiểm toán sẽ kiểm tra lại công việc của kế toán

3.6 Thu mua

Đối với vị trí thu mua, bạn sẽ cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, cụ thể bạn sẽ mua các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của công ty và trung gian bán lại cho khách hàng. Ở công việc thu mua này, sẽ có một số vị trí việc làm cụ thể như:

  • Phân tích thông tin thị trường. 
  • Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của công ty.
  • Giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng với nhà cung cấp. 
  • Kiểm tra và đánh giá chất lượng hàng hóa.
  • Theo dõi, đảm bảo tiến trình sản xuất và cung ứng hàng hóa.
  • Tính giá mua và giá bán sản phẩm. 

>>>>XEM THÊM: Học kiểm toán có khó không? Nên học kiểm toán hay không?

4. Mức lương cơ bản sau tốt nghiệp khi học tài chính ngân hàng?

Mức lương cơ bản đối với các vị trí liên quan đến tài chính ngân hàng sẽ phục thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của bạn.

Đối với sinh viên vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương thường dao động từ 7 – 9 triệu đồng. Đối với người đã có nhiều năm kinh nghiệm cùng với bằng cấp, chứng chỉ thì sẽ có mức lương sẽ dao động từ 10 – 12 triệu đồng. 

Nhìn chung, khi bạn lựa chọn học tài chính ngân hàng thì cơ hội việc làm rất lớn, đi kèm với đó là mức lương khá lý tưởng sau khi tốt nghiệp. Hy vọng với những thông tin HUFLIT đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ cái nhìn tổng quan hơn khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nếu bạn muốn theo học ngành tài chính ngân hàng thì hãy liên hệ ngay với HUFLIT để được tư vấn nhé!

>>>>XEM NHIỀU HƠN:

Ngành tài chính ngân hàng | Ngành “hot” ở các trường đại học

[GIẢI ĐÁP] Nên học kế toán hay tài chính ngân hàng



Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Nhìn lại các hoạt động sôi nổi trong chương trình Tập huấn Cán bộ Đoàn - Hội HUFLIT năm học 2024 - 2025
    Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn – Hội là một trong những công việc quan trọng, cần được chú trọng và thực hiện thường xuyên. Chính vì vậy, với việc tổ chức chuỗi các hoạt động thiết thực và ý nghĩa trong năm học này, Đoàn – Hội trường mong muốn xây dựng một lực lượng cán bộ có đầy đủ bản lĩnh chính trị, kỹ năng, kiến thức để phục vụ cho công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên của Trường.
  • Sinh viên HUFLIT tiếp cận cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh vực Công nghệ tại “Ngày hội Công nghệ Thông tin - IT DAY” năm 2024
    “Ngày hội Công nghệ thông tin – IT DAY” là sự kiện kết nối sinh viên HUFLIT với các doanh nghiệp công nghệ, mang đến cơ hội khám phá những sản phẩm công nghệ tiên tiến và tìm kiếm các cơ hội việc làm trong ngành công nghệ, giúp các bạn sinh viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực mình yêu thích.
  • Đoàn - Hội khoa Kinh tế - Tài chính chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thông qua Chương trình Nhạc kịch với chủ đề “Ơn”
    Đoàn – Hội khoa Kinh tế – Tài chính đã tổ chức chương trình Nhạc kịch với chủ đề “Ơn”, một sự kiện đặc biệt để tri ân các Thầy Cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Chương trình không chỉ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả mà còn đặc biệt ghi dấu trong trái tim quý Thầy Cô tham dự, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến của các Thầy Cô trong sự nghiệp trồng người.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar