-
HUFLIT Career Talks #23: "Giải Mã" Cơ Hội Nghề Nghiệp Tiếp Viên Hàng Không & Trải Nghiệm Thực TếNgày 26/6/2025 vừa qua, HUFLITers đã có một “chuyến bay” định hướng sự nghiệp đầy hứng khởi tại sự kiện HUFLIT Career Talks #23. Với chủ đề “Cơ hội nghề nghiệp Tiếp viên Hàng không cùng EVA Air”, buổi talkshow đã mang đến cái nhìn toàn cảnh về ngành hàng không, đặc biệt là tiềm năng phát triển và cơ hội gia nhập đội ngũ tiếp viên hàng không chuyên nghiệp của hãng hàng không tư nhân lớn nhất Đài Loan.
-
Học tại HUFLIT - Cơ hội trải nghiệm quốc tế và gặp gỡ các quan chức ngoại giao cấp caoTháng 6 năm 2025, HUFLIT vinh dự đón tiếp các vị Tổng Lãnh sự tại TP.HCM đến từ Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những chuyến thăm và giao lưu ý nghĩa. Đây không chỉ là những sự kiện ngoại giao quan trọng mà còn là dịp để sinh viên HUFLIT thể hiện bản lĩnh, tư duy toàn cầu và khát vọng hội nhập quốc tế.
-
HUFLIT mở cổng sơ tuyển kết quả thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCMTừ hôm nay đến hết 15/7/2025, HUFLIT nhận hồ sơ ứng tuyển kết quả thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐGNL của ĐHQG TP.HCM) từ 500 điểm.
Giảng viên và học viên cao học HUFLIT nghiên cứu “ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học” cùng trường Đại học Nguyên Trí – Đài Loan
Đứng trước những thách thức về sự phát triển công nghệ vượt bậc trong thời đại mới, trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Trường Đại học Nguyên Trí (YZU – Đài Loan) tổ chức báo cáo chuyên đề “Ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học” nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học bằng cách tận dụng tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI).

Đồng hành cùng các giảng viên, học viên cao học tại chương trình là TS. Richard Bùi – hiện là Trợ lý giáo sư (Assistant Professor), Khoa Quản trị học, kiêm Trưởng Bộ phận Hợp tác quốc tế tại Phòng Quan hệ đối ngoại YZU và GS. Bryan Liang – Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại.
Bước đầu chia sẻ về nghiên cứu khoa học, TS. Richard Bùi đã đề cập đến 8 bước quan trọng để bắt đầu quá trình nghiên cứu khoa học dành cho những người chưa có kinh nghiệm bao gồm: Bắt đầu từ dự án đơn giản nhất; Thảo luận với người hướng dẫn; Bắt đầu dự án lớn hơn; Thể hiện các công trình nghiên cứu của mình; Học từ những thất bại; Tiếp cận các chuẩn quốc tế; Khởi động một dự án độc lập; và cuối cùng, Nghĩ về các vấn đề lớn hơn. Thầy Richard luôn quan niệm rằng, AI không phải tất cả mà hãy nghĩ rằng nhờ AI mà tôi trả lời được các câu hỏi lúc trước tôi không trả lời được bằng phương pháp truyền thống.
Thảo luận cùng TS. Richard tại chương trình, nhiều giảng viên cũng đã đưa ra những câu hỏi, thắc mắc về vấn đề sử dụng AI trong nghiên cứu khoa học như “mức cho phép sử dụng AI là bao nhiêu trong nghiên cứu?”. Về vấn đề này, TS. Richard cho biết không có quy định cụ thể về mức độ sử dụng AI trong nghiên cứu. Một số nghiên cứu có thể dựa hoàn toàn vào AI, và điều này phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của từng dự án.

Buổi báo cáo đã mang đến cho cộng đồng nghiên cứu tại HUFLIT một cơ hội quý báu để tiếp cận và thảo luận về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu khoa học. Chia sẻ tại chương trình, GS. Liang cũng cho biết: “Đài Loan luôn có những chính sách dành cho học giả quan tâm đến việc nghiên cứu, và riêng trường YZU cũng có các chương trình học bổng áp dụng cho người học hệ Tiến sĩ hoặc nghiên cứu sinh học tập tại đây. Đây là cơ hội lớn dành cho các học giả muốn nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học tại Đài Loan”.
Đây cũng là dịp để mở ra những hợp tác mới, thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác có uy tín như Trường Đại học Nguyên Trí.