1. Học Kinh doanh Thương mại ra trường làm gì?
Đối với câu hỏi học Kinh doanh Thương mại ra trường làm gì thực ra lại có rất nhiều đáp án. Cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể đảm nhận nhiều vị trí liên quan như:
1.1 Chuyên viên tổ chức sự kiện
Sau khi học Kinh doanh Thương mại, bạn có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, triển khai và quản lý các sự kiện doanh nghiệp. Vị trí này bao gồm các công việc như xây dựng chiến lược sự kiện, tương tác với đối tác và khách hàng, cũng như giữ gìn hình ảnh thương hiệu thông qua các hoạt động sự kiện.
Với sự tăng lên nhanh chóng của các sự kiện hiện nay tại Việt Nam, chuyên viên tổ chức sự kiện hiện nay có mức lương khá cao và ổn định. Theo thống kê của timviec365, mức lương phổ biến trong ngành này dao động từ 8,5 – 15 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng như vai trò, kinh nghiệm và quy mô sự kiện.
1.2 Chuyên viên kinh doanh
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh Thương mại, bạn sẽ có cơ hội trở thành chuyên viên kinh doanh, đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm và duy trì khách hàng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với đối tác kinh doanh. Công việc chính của chuyên viên kinh doanh bao gồm việc thực hiện các chiến lược bán hàng, đàm phán hợp đồng và đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
Mức thu nhập của chuyên viên kinh doanh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như doanh thu bán hàng, lương cứng, lương mềm, cấp bậc, giá trị sản phẩm,… Theo báo cáo thống kê từ JobsGo, mức lương trung bình hiện nay với vị trí này là 10 – 28 triệu đồng/tháng trên toàn quốc. Đặc biệt, đối với các ngành có giá trị lớn như bất động sản, ô tô con số này có thể lên đến 50 triệu/tháng.
1.3 Nhân viên xuất nhập khẩu
Được trang bị kiến thức chuyên sâu về quản lý kho và xuất nhập khẩu, cử nhân kinh doanh thương mại khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò nhân viên xuất nhập khẩu. Công việc liên quan đến việc quản lý luồng hàng hóa, thực hiện thủ tục hải quan,và đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu.
Theo TopCV, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng tại mỗi bộ phận sẽ có sự khác biệt về mức thu nhập:
- Nhân viên vận hành kho: 8.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên kinh doanh: 6.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên chứng từ: 7.500.000 – 12.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên cảng: 10.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng
- Chuyên viên thu mua: 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên giao nhận: 8.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên hiện trường: 10.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng.
- Nhân viên hải quan: 4.500.000 – 8.000.000 đồng/tháng (cơ bản theo biên chế)
- Chuyên viên thanh toán quốc tế: 8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng
- Nhân viên chăm sóc khách hàng: 9.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng
1.4 Quản lý bán hàng
Cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh doanh Thương mại cũng có thể đảm nhận vị trí quản lý bán hàng nếu tích lũy đủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà cấp bậc này yêu cầu. Công việc chính của vị trí này là phát triển chiến lược bán hàng, quản lý và đào tạo nhân viên bán hàng, cũng như đảm bảo doanh số bán hàng đạt được mục tiêu.
Mức lương cho vị trí quản lý bán hàng ở Việt Nam thường phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm tích lũy. Theo thông tin thống kê của Vietnamsalary, quản lý bán hàng có 1 – 4 năm kinh nghiệm trung bình đang nhận mức lương khoảng 16.8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, quản lý bán hàng có 5 – 9 năm kinh nghiệm trung bình đạt mức lương là 21.7 triệu đồng/tháng.
1.5 Quản lý nhập xuất kho
Nắm vững kiến thức về quản lý kho từ ngành Kinh doanh Thương mại, cử nhân có thể đảm nhận vị trí quản lý nhập xuất kho. Công việc bao gồm theo dõi và kiểm soát lưu thông hàng hóa, tối ưu hóa quy trình quản lý kho và đảm bảo sự hiệu quả trong việc quản lý nguồn lực.
Mức lương cho vị trí quản lý nhập xuất kho thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình tài chính của doanh nghiệp, nơi làm việc, kinh nghiệm, chuyên môn,… Các công ty, tập đoàn lớn thường có xu hướng trả lương cho quản lý kho cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Theo TopCV, mức lương trung bình của quản lý kho có thể dao động từ 8,2 – 12,3 triệu đồng/tháng.
2. Người học kinh doanh thương mại cần những tố chất gì?
Để thành công trong ngành Kinh doanh Thương mại, bạn nên có một số tố chất quan trọng sau:
- Sự nhẫn nại, kiên trì, chịu được áp lực tốt.
- Có trình độ cơ bản đến nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và tin học.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, thấu hiểu tâm lý, ứng xử linh hoạt, khả năng thuyết phục tốt.
- Cầu thị, học hỏi, tìm hiểu những xu hướng mới về đời sống, kinh tế, xã hội, văn hóa,…
- Tự tin, năng lượng, sáng tạo.
3. Mức lương cơ bản của ngành Kinh doanh Thương mại
Mức lương trong lĩnh vực Kinh doanh Thương mại thay đổi phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên.
Theo TopCV, sinh viên mới ra trường thường nhận mức lương từ 6-8 triệu/tháng. Với cấp độ Junior (kinh nghiệm 1-2 năm), mức lương trung bình là 9-14 triệu/tháng. Senior (3-5 năm kinh nghiệm) có mức lương từ 15-20 triệu/tháng. Ở cấp độ quản lý, mức lương có thể lên đến 30-50 triệu/tháng cho quản lý cao cấp, đòi hỏi cả kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Có rất nhiều câu trả lời cho việc học Kinh doanh Thương mại ra làm gì. Điều quan trọng để dẫn lối cho thành công của bạn trong ngành học này là sớm định hướng được tương lai và phát triển các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm phù hợp. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi đào tạo chuyên sâu cho ngành học này, thì HUFLIT sẽ là sự lựa chọn tốt mà bạn nên tham khảo!
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
https://www.facebook.com/groups/ThongTinTuyenSinh.Huflit/