Khoa Đông Phương HUFLIT tổ chức Hội thảo khoa học giảng viên lần 2 năm học 2018-2019

TÁC GIẢ: nguyễn anh tuấn
NGÀY: 20/05/2019

 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện diễn ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã và đang tạo ra nhiều thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực ấy phải đảm bảo đủ kiến thức, kinh nghiệm giải quyết nhanh các vấn đề thực tiễn và tư duy sáng tạo. Muốn bắt kịp xu hướng này, ngành giáo dục Việt Nam cần có những nhận thức đầy đủ về vị trí cũng như vai trò của mình để đáp ứng làn sóng công nghệ 4.0, trong đó vai trò dạy và học của đội ngũ giảng viên và sinh viên là rất quan trọng. Để đánh giá được cụ thể phương pháp dạy và học phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thực trạng và đề xuất. Ngày 18.05.2019, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo Khoa học giảng viên năm học 2018 – 2019 với chủ đề: “Giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Nhật, Hàn trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục. Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia nhiệt tình, đông đủ của các giảng viên và hơn 50 bạn sinh viên đến dự.

 Các giảng viên của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông

Các giảng viên của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông

 Dù bận rộn nhiều việc cuối năm nhưng các thầy cô vẫn toàn tâm toàn ý viết bài báo cáo từ chính thực tiễn giảng dạy và kinh nghiệm cá nhân. Hội thảo lần này có 17 bài tham luận của các giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông được phản biện và chọn đăng trong kỷ yếu như báo cáo Dự án giảng dạy tiếng Hàn trực tuyến tại HUFLIT: kết quả và những đề xuất của Th.S Đinh Lan Hương hay báo cáo Hiệu quả của mạng Internet – trường hợp du học Nhật Bản của Th.S Nguyễn Thị Phương Thu,… trong đó có 4 báo cáo được trình bày tại hội thảo với nội dung bố ích và thú vị.

Trình bày mở màn cho buổi hội thảo, TS. Trần Văn Tiếng đã cung cấp những kiến thức hay và thú vị rằng khả năng tư duy sáng tạo luôn có quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội có thể thấy qua bước nhảy vọt của nền kinh tế hai nước bạn Nhật và Hàn đã được thầy lấy làm ví dụ điển hình. “Sự sáng tạo không là gì ngoài một tinh thần dám bứt phá.”

TS. Trần Văn Tiếng trình bày báo cáo Giáo dục tinh thần sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp Nhật, Hàn cho sinh viên trong thời đại cách mạng 4.0

TS. Trần Văn Tiếng trình bày báo cáo Giáo dục tinh thần sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp Nhật, Hàn cho sinh viên trong thời đại cách mạng 4.0

Bên cạnh đó, TS. Hoàng Kim Oanh đã truyền tải được những kiến thức vô cùng bổ ích với bài báo cáo Văn học Nhật Bản (Japanese Literature) trong chương trình đào tạo ngành Nhật Bản học. Bằng cả tâm huyết của mình với mong muốn các thế hệ sinh viên hãy bỏ chút thời gian để tiếp cận đến nền văn học của Nhật Bản hay Hàn Quốc bởi văn học được coi là phần tinh tuý nhất trong ngôn ngữ và văn hoá một dân tộc. Hơn thế nữa, Văn học Nhật và Văn học Hàn Quốc sẽ được đưa vào chương trình đào tạo tiếng Nhật và Hàn của Khoa theo như Hội đồng khoa học Khoa vừa thống nhất trong phiên họp ngày 14/05/2019.

Dù trong thời đại 4.0 – thời đại của công nghệ nhưng vẫn không thể bỏ qua những quy tắc, cử chỉ trong giao tiếp để đạt hiệu quả trong giao tiếp ngôn ngữ… Do đó, Th.S Phan Tấn Anh Phong chia sẻ những quy tắc ứng xử trong giao tiếp với doanh nghiệp Nhật Bản ở những khía cạnh thật thú vị và hữu ích cho cả giảng viên và sinh viên. Bài báo cáo không những nhắc đến những chi tiết rất nhỏ trong cách giao tiếp trọng thị và tế nhị của người Nhật mà còn trang bị cho sinh viên cả những điều cấm kị trong văn hoá người Nhật để tránh phải vướng vào những tình huống “dở khóc dở cười” khi làm việc trong môi trường đa văn hóa sau này.

Ngoài ra, báo cáo của ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc đã cho thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật trong việc dạy và học, cụ thể cô đã hướng dẫn cách học tiếng Hàn qua những trang web dạy và học tiếng Hàn trực tuyến, lưu ý cách chọn lựa những trang tin cậy để tương tác, phát huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của các sinh viên, góp phần bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện phản xạ nghe – nói tiếng Hàn; bên cạnh đó còn tác động đến niềm vui, hứng thú học tập cho sinh viên.

Vì lẽ thế, các thầy cô luôn trăn trở việc đưa cho sinh viên những phương pháp học tập mới mẻ, tiếp cận được những kiến thức mới nhất về Hàn Quốc, bắt kịp theo xu hướng Quốc tế hóa như triển khai lớp học trực tuyến liên kết với các trường Đại học lớn của Hàn Quốc,…

ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc trình bày bài báo cáo Giới thiệu một số trang web tiếng Hàn online hữu ích cho việc dạy và học tập tiếng Hàn

ThS. Hoàng Thị Bích Ngọc trình bày bài báo cáo Giới thiệu một số trang web tiếng Hàn online hữu ích cho việc dạy và học tập tiếng Hàn

Hội thảo lấy làm vinh dự khi trong buổi hội thảo có sự hiện diện của GS.TS. Bùi Khánh Thế đã đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực để nâng cao chất lượng và dịch vụ đào tạo của Khoa.

 GS.TS. Bùi Khánh Thế nhận xét các bài báo cáo và đưa ra đề xuất

GS.TS. Bùi Khánh Thế nhận xét các bài báo cáo và đưa ra đề xuất

 Có thể thấy rõ một điều rằng, trong bối cảnh khoa học – công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay, các thầy cô luôn cải tiến chất lượng giảng dạy, thực hành thông qua nghe nhìn, triển khai lớp học trực tuyến, dự án lớp học thông minh,… để bắt kịp xu thế công nghệ số hóa nhằm đào tạo nên thế hệ sinh viên năng động, thích nghi với thời đại, chuyên môn vững vàng, có khả năng tự học, tự tư duy sáng tạo, hiểu biết văn hóa rộng, khả năng ứng xử trong môi trường quốc tế.
Một số hình ảnh khác của buổi hội thảo:

Các giảng viên và sinh viên chụp hình lưu niệm

Các giảng viên và sinh viên chụp hình lưu niệm

 Các sinh viên tham dự buổi hội thảo

Các sinh viên tham dự buổi hội thảo

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Gặp gỡ các chuyên gia, HUFLITers được chìm đắm trong “thế giới insight”
    Vừa qua, talkshow “Right Insight – True Campaign: Giải mã khách hàng” đã diễn ra với sự tham gia của các diễn giả đến từ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực khám phá “insight” người tiêu dùng.
  • HUFLIT tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025
    Ngày 27/12/2024, Ban Giám hiệu và Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025. Sự kiện nhằm phổ biến các chủ trương, nhiệm vụ quan trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp và thông qua nghị quyết hội nghị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên (CBGVNV).
  • Kỳ thi Đánh giá năng lực 2025: Những điểm đổi mới GenZ cần biết
    Vừa qua, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được áp dụng từ năm 2025 với nhiều điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar