Hội thảo Áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án hiện nay

TÁC GIẢ: Khoa Luật
NGÀY: 29/08/2021

Ngày 28/8/2021, Khoa Luật – Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã tổ chức buổi hội thảo “Áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án hiện nay” bằng hình thức trực tuyến – đây được xem là hoạt động thường niên của Khoa Luật diễn ra trong những năm gần đây.

Hội thảo nhận được sự tham gia tích cực của khách mời đến từ nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn Thành phố như: Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng; Tòa án nhân dân huyện Chợ Gạo; Tòa kinh tế – Tòa án nhân dân TP.Cần Thơ; Tòa án nhân dân TP.HCM; Trường Đại học Luật TP.HCM; Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trường ĐH Luật Hà Nội;  Trường Học viện Tòa Án; Khoa Luật Kinh Tế – Trường Đại học Ngân Hàng; Trường Đại học Lao Động Xã Hội; Trường Đại học Gia Định; Trường Đại học Đà Lạt; Trường ĐH Luật – Đại học Huế; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;Trường Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG TP.HCM;Viện đào tạo sau Đại học – Đại học Thủ Dầu Một; Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng; Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn; Trường ĐH Nam Cần Thơ; Trường ĐH Công nghệ miền Đông;  Hệ thống Luật Thịnh Trí;  Công ty Luật TNHH KAV Lawyers; Công ty Hợp danh Nam Trí Việt; Công ty Luật TNHH Hoàng Thu; Công ty Luật TNHH Bình Phương; Công ty giáo dục cô phần quốc tế SEM; Công ty TNHH Kỳ Nguyên; Công ty Luật TNHH Thùy và Cộng sự; Công ty Luật Quốc và Cộng sự; Đoàn Luật sư TP.HCM; Hội Luật gia quận Gò Vấp; Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Phú Yên; Công an TP Ngã Bảy – Tỉnh Hậu Giang; Phòng Tư Pháp Quận 10…

Chủ tọa điều hành Hội thảo gồm có: TS. Nguyễn Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM; TS.Bùi Kim Hiếu – Trưởng Khoa Luật ĐH Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM; TS. Hoàng Văn Toàn – Học viện Tòa Án; TS.Sỹ Hồng Nam – Tòa án nhân dân TP.HCM; TS. Lại Văn Trình – Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Phát biểu khai mạc TS. Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế,  xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và phát triển án lệ một cách đồng bộ, hệ thống, khoa học có một ý nghĩa rất quan trọng; thuật ngữ Án lệ đã chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, Khoa Luật – Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Áp dụng Án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay”.

TS. Bùi Kim Hiếu – Trưởng Khoa Luật trường Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM bắt đầu với đề dẫn “Hiện nay, việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, không còn gì xa lạ. Thực tế đã có 43 án lệ, trong đó có 07 án lệ về hình sự, 23 án lệ về dân sự, 08 án lệ về kinh doanh, thương mại, 01 án lệ về lao động, 02 án lệ về tố tụng dân sự, 02 án lệ về tố tụng hành chính…”. Theo tiến sĩ, Án lệ được chính thức thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tư pháp. Đó là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác diễn ra mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, chính trị và pháp luật của thế giới hiện đại.

Hội thảo đã thu hút gần 40 bài gửi về tham luận của các chuyên gia về luật, các luật sư, các giảng viên ngành luật tại nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều góc nhìn đa chiều về các quy định pháp luật hiện nay. Hội thảo gồm hai phiên với 08 bài tham luận xoay quanh vấn đề tìm hiểu và phân tích chuyên sâu về những điểm mới nổi bật trong việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án hiện nay, qua đó đề xuất các giải pháp triển khai có hiệu quả.
Mở đầu phiên tham luận thứ nhất, TS. Lại Văn Trình đã trình bày tham luận “Áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại trong hoạt động xét xử của tòa án” đã tích khái quát thực trạng áp dụng án lệ; Thực trạng áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại trong đó tập trung bình luật các án lệ trong lĩnh vực này và đặt ra một số vấn đề pháp lý trao đổi qua thực tiễn tố tụng xem xét áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại.

Tham luận “Vận dụng án lệ trong xét xử của toà án – dưới góc nhìn của người làm nghề” của bà Lê Thị Minh Trang – Phó chánh tòa án Tòa Kinh Tế – TAND TP.Cần Thơ cũng đã phân tích sự cần thiết của áp dụng án lệ trong đào tạo ngành Luật; kinh nghiệm áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án; những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án; Từ đó có những để xuất  hoàn thiện việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án ởViệt Nam.

Tiếp đó, TS. Sỹ Hồng Nam – Thẩm phán, Phó Chánh văn phòng – Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày Khái quát về xây dựng, ban hành và áp dụng án lệ tại Việt Nam; những hạn chế, bất cập khi viện dẫn, áp dụng án lệ tại Tòa án và một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng án lệ thông qua đề tài “Một số vấn đề về áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án”.

Hội thảo kết thúc phiên thứ nhất bằng bài tham luận “Áp dụng án lệ số 09/2016/al trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án và trọng tài” với các bình luận, phân tích một số nội dung của Án lệ số 09/2016/AL về cách tính lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc áp dụng án lệ này trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án và Trọng tài thương mại của ThS.Luật sư Kiều Anh Vũ – Công ty TNHH KAV Lawyers.

Phiên tham luận thứ hai bao gồm các chủ đề mang tính thời sự không kém. TS. Hoàng Văn Toàn – Học viện Tòa Án đưa ra nhận định và ý kiến Án lệ mới được ghi nhận và được TANDTC nghiên cứu và tiến hành tuyển chọn, xây dựng và phát triển trong những năm gần đây, nhằm hướng dẫn và áp dụng thống nhất pháp luật thông qua bài tham luận “Vai trò của thẩm phán trong việc xây dựng, phát triển và áp dụng án lệ và một số góp ý đối với công tác đào tạo luật ở việt nam hiện nay”

Bằng kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm cũng như các kiến thức sâu rộng, TS.Nguyễn Thanh Mận – Nguyên phó giám đốc Học Viện Tòa Án – TAND Tối Cao đã chứng minh rằng những cơ sở tất yếu khách quan về sự ra đời tồn tại và phát triển án lệ nói chung và án lệ hình sự nói riêng, đồng thời bàn về các giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng và áp dụng án lệ hình sự thông qua tham luận “Thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở việt nam – những bất cập và hướng hoàn thiện” nhận được nhiều sự quan tâm, thảo luận của các đại biểu trong buổi hội thảo.

Bên cạnh đó, ThS.LS. Nguyễn Thanh Đạm – Đoàn Luật sư TP.HCM cũng trình bày tham luận “Đề xuất án lệ về xác định lỗi từ vụ án giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ, phân phối độc quyền bất động sản hình thành trong tương lai”; đây là tham luận trình bày, phân tích một vụ án cụ thể đã được cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm xét xử và trình tự giám đốc thẩm về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại cụ thể là giải quyết tranh chấp Hợp đồng dịch vụ, phân phối độc quyền bất động sản hình thành trong tương lai giữa chủ đầu tư dự án bất động sản hình thành trong tương lai (nguyên đơn) với đơn vị phân phối độc quyền, bao tiêu sản phẩm dự án (bị đơn).

Bài tham luận cuối “Sử dụng án lệ trong công tác đào tạo pháp luật ở việt nam hiện nay” của ThS.Huỳnh Nữ Khuê Các – Trường ĐH Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM bàn về việc áp dụng án lệ trong quá trình đào tạo nghề luật trong các cơ sở đào tạo ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay, bài viết cũng phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc đưa Án lệ vào giảng dạy ở các cơ sở đào tạo luật.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, GVC. TS. Bùi Kim Hiếu, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM ghi nhận và khẳng định các ý kiến tham luận, đóng góp có giá trị tại Hội thảo sẽ được Ban tổ chức tập hợp, lựa chọn để xuất bản sách chuyên khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy đồng tời tếp tục bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến án lệ và Áp dụng Án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực thi các quy định của pháp luật về án lệ tại Việt Nam.

Buổi hội thảo diễn ra rất thành công và cũng nhận được nhiều sự quan tâm của giới báo chí, truyền hình. Các đại biểu, các chuyên gia tham dự đều đánh giá cao thành quả thảo luận tại buổi hội thảo khoa học diễn ra.

Báo Truyền hình Pháp Luật đưa tin : Áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án hiện nay – Truyền Hình Pháp Luật | Video Pháp luật 24h, Tìm hiểu pháp luật xã hội, hành vi phạm tội, tai nạn giao thông mới nhất hôm nay… (tvphapluat.vn)

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Gặp gỡ các chuyên gia, HUFLITers được chìm đắm trong “thế giới insight”
    Vừa qua, talkshow “Right Insight – True Campaign: Giải mã khách hàng” đã diễn ra với sự tham gia của các diễn giả đến từ những công ty hàng đầu trong lĩnh vực khám phá “insight” người tiêu dùng.
  • HUFLIT tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025
    Ngày 27/12/2024, Ban Giám hiệu và Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã tổ chức Hội nghị Người lao động năm học 2024 – 2025. Sự kiện nhằm phổ biến các chủ trương, nhiệm vụ quan trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp và thông qua nghị quyết hội nghị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên (CBGVNV).
  • Kỳ thi Đánh giá năng lực 2025: Những điểm đổi mới GenZ cần biết
    Vừa qua, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được áp dụng từ năm 2025 với nhiều điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar