Bí quyết dẫn đầu cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế trong giai đoạn ‘Bình thường mới’

TÁC GIẢ: Hồng Anh - TT Truyền thông - Tổ chức Sự kiện
NGÀY: 30/10/2021

Trước hết, sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế (QHQT) cần phải có “tư duy chiến lược”.

Vậy tư duy chiến lược (Strategic thinking) là gì?
Hiểu đơn giản, tư duy chiến lược là sự tổng hợp, đánh giá về tầm nhìn và đưa ra các mục tiêu chiến lược; khả năng hoạch định kế hoạch và dự trù các phương án, xử lý rủi ro hoặc các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.

Khi nghe đến cụm từ “Tư duy chiến lược”, đa phần mọi người đều cho rằng đó là nhóm năng lực dành cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. “Tuy nhiên, do đặc thù của  ngành QHQT, sinh viên cũng cần có những hiểu biết về tư duy chiến lược để mở rộng thế giới quan, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và công việc sau này”, TS. Ngô Thị Bích Lan – Phụ trách Khoa Quan hệ Quốc tế – HUFLIT, nhận định.

“Bản thân các môn học theo chương trình đào tạo (CTĐT) của ngành QHQT cũng đã đòi hỏi sinh viên có tầm nhìn bao quát và có tư duy chiến lược phù hợp để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, xã hội và các vấn đề toàn cầu, như vậy tư duy chiến lược không chỉ dành cho các nhà lãnh đạo mà còn hết sức cần thiết cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QHQT”, cô Lan cho hay.

Nhờ vào sự cập nhật và hiện đại hóa của giáo dục, tính ứng dụng của tư duy chiến lược không còn gói gọn cho những người đứng đầu, mà còn dành cho người học đại học, người đi làm. Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động như hiện nay, để phát triển năng lực cá nhân, sinh viên ngành QHQT cần học tập và rèn luyện theo định hướng của CTĐT, đồng thời tự trang bị thêm các kỹ năng tự học (thông qua sách báo, truyền thông, các cá nhân thành công…) để xác định và hình thành nên tư duy chiến lược của bản thân.

Xu hướng học trực tuyến trong đại dịch Covid-19 đòi hỏi khả năng thích ứng của người học với tình hình mới

Thứ hai, sinh viên cần liên tục cập nhật kỹ năng học tập mới
Đại dịch Covid-19 xảy ra trong 2 năm vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả các lĩnh vực, trong đó bao gồm cả ngành QHQT khi xét theo hướng đào tạo cũng như nghiên cứu, ứng dụng và tìm kiếm việc làm.

Theo cô Lan, “Chúng ta cần chuẩn bị các phương án về mặt đào tạo, cũng như nội dung giảng dạy và trang bị các kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên ngành QHQT để các em có khả năng thích nghi với tình hình thế giới thay đổi liên tục và chưa biết những thay đổi này sẽ dẫn đến đâu”.

Như vậy, tâm thế chung là trong việc dạy và học, sinh viên nói chung và sinh viên ngành QHQT nói riêng cần sẵn sàng để thích ứng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chẳng hạn như chuyển đổi sang dạy và học “online”, làm việc “online”, tham gia và tổ chức các sự kiện “online”.

Đối với sinh viên ngày nay – thế hệ được sinh ra trong bối cảnh Internet trở thành một phần không thể thiếu, các bạn được tiếp cận tri thức của thế giới chỉ với vài cú “click” chuột. Do đó, việc nâng cao và sử dụng kỹ năng sao cho phù hợp với việc học tập và rèn luyện cũng hết sức quan trọng.

“Sự phát triển của kỹ năng là cả một quá trình, có những kỹ năng cần thiết theo ta suốt đời nhưng có những kỹ năng cần phải luôn được cập nhật. Đối với sinh viên ngành QHQT, kỹ năng tìm kiếm, chọn lọc và xử lý thông tin sẽ là kỹ năng quan trọng gắn bó lâu dài, cả trên phương diện nghề nghiệp lẫn cuộc sống”, cô Lan đúc kết.

Hiện nay, với sự bùng nổ của Internet, các công cụ tìm kiếm đã không còn xa lạ, muốn tìm gì thì chỉ cần ‘Google’ là có. “Nếu trước đây sinh viên cần tra cứu thông tin, các bạn sẽ chủ yếu tra cứu từ sách báo, văn bản được lưu trữ nhưng hiện nay sinh viên sẽ tìm kiếm các nguồn trên Internet trước” – cô Lan chia sẻ.

Tuy nhiên, cô cho rằng người học cần có kỹ năng chọn lọc và tìm kiếm những thông phù hợp, có giá trị. Không phải tất cả thông tin đều có trên Internet, và không phải thông tin nào tìm được trên Internet đều có giá trị học thuật; có những nội dung phải tra cứu từ sách, báo hoặc văn bản giấy, đặc biệt là khi nghiên cứu và đào sâu thông tin chuyên ngành. Chính vì vậy, sinh viên cần kết hợp cả kỹ năng truyền thống và cập nhật kỹ năng mới để có thể đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hiện nay.

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • HUFLIT NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN HỌC BẠ ĐỢT 4 - NĂM 2024
    Từ 21/7 đến hết 10/8/2024,Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) nhận hồ sơ xét tuyển học bạ cho 20 ngành đào tạo hệ chính quy, trong đó, có 2 ngành mới là Trí tuệ nhân tạo và Ngôn ngữ Nhật.
  • HUFLIT CÔNG BỐ ĐIỂM TRÚNG TUYỂN SỚM THEO PHƯƠNG THỨC HỌC BẠ ĐỢT 3 - NĂM 2024
    Ngành có điểm chuẩn cao nhất tại HUFLIT là Ngôn ngữ Anh với 25.25 điểm (nhân đôi hệ số tiếng Anh). Nhóm ngành đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế có chung mức điểm trúng tuyển là 24.75 điểm (nhân đôi hệ số tiếng Anh). 
  • HUFLIT CÔNG BỐ NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO THEO PHƯƠNG THỨC XÉT ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar