1. Supply chain management là gì?
Supply chain management (SCM – quản lý chuỗi cung ứng) là một hệ thống phức tạp và liên kết các hoạt động thu mua hàng hóa. Chuỗi hoạt động này nhằm chuyển đổi và di chuyển nguyên liệu từ giai đoạn sản xuất đến sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó được giao đến tay người tiêu dùng. Đây là một khái niệm với phạm vi rộng lớn, bao gồm sự tham gia của nhiều bên liên quan như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.
Trong chuỗi cung ứng, mỗi bước đều đóng góp vào quá trình biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trong đó, nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên liệu cũng như các thành phần cần thiết cho doanh nghiệp. Còn nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm chế biến và sản xuất sản phẩm. Tiếp theo, nhà phân phối sẽ quản lý quá trình lưu kho vận chuyển và người tiêu dùng là đích đến cuối cùng của chuỗi cung ứng.
Là một nhà quản lý chuỗi cung ứng, SCM còn tập trung vào việc định hình và phát triển chiều sâu nghiệp vụ, tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, chuỗi cung ứng hiện đại cần tích hợp thông tin và công nghệ để quản lý từ kho đến vận chuyển và dịch vụ khách hàng.
2. Quản lý chuỗi cung ứng học ở đâu?
Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học được theo học đông đảo và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Tuy nhiên việc lựa chọn nên học Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu không phải là điều dễ dàng. Bởi vì, hiện nay trên cả nước có khá nhiều trường đại học đào tạo về chuyên ngành này. Nhưng không phải trường nào cũng phù hợp và có chương trình giảng dạy chất lượng.
Để lựa chọn ngôi trường tốt để học SCM thì HUFLIT một lựa chọn hoàn hảo. Trường là một trong những đơn vị đào tạo ngành học chất lượng cao với bề dày hơn 30 năm giảng dạy. Sinh viên tại đây sẽ được đào tạo chuyên sâu về chuỗi cung ứng qua các môn học như Giao dịch ngoại thương, Vận tải quốc tế, Logistics quốc tế, Quản lý kho bãi, Vận hành chuỗi cung ứng…
Ngành học này sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên là các Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, Phó Giáo Sư có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Bạn sẽ được cung cấp những góc nhìn chuyên nghiệp và toàn diện về ngành. Bên cạnh đó, trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, giúp mở mang tầm nhìn của sinh viên.
3. Sự phát triển của Supply chain management trong tương lai
Bên cạnh câu hỏi “Supply chain management là gì?” thì nhiều người cũng đặt ra một số thắc mắc về sự phát triển của vị trí này trong tương lai. Supply Chain phát triển từ những năm 1980 và 1990 trong bối cảnh toàn cầu hóa tăng cao, dẫn đến việc xuất hiện quản lý chuỗi cung ứng. Khi đó, nhiều công ty tập trung vào tối ưu hóa toàn bộ quá trình chuỗi thay vì chỉ quy trình cục bộ.
Hiện nay, sự phát triển của internet, IoT và điện toán di động đã thay đổi cách khách hàng mua hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã tạo tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng bằng cách loại bỏ một số trung gian và khuyến khích những quy trình hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung và tăng cường quản lý hàng tồn kho. Học máy và trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong cải thiện khả năng đáp ứng và đa dạng hóa nguồn cung. Các mô hình chuỗi cung ứng có thể phải thay đổi để đối mặt với biến động thị trường. Điều này đặt ra những thách thức, song cũng là một cơ hội lớn cho lĩnh vực này trong tương lai.
4. Mức lương của quản lý chuỗi cung ứng là bao nhiêu?
Việt Nam hiện nay có khoảng 4.000 công ty Logistics chuyên nghiệp và nhu cầu nhân lực Logistics đến năm 2030 được dự đoán là hơn 200.000 người. Mức lương của Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những điều thu hút đông đảo người chọn học ngành này. Theo dữ liệu từ Salaryexplorer, mức lương trung bình cho vị trí này là khoảng 30 triệu đồng/tháng. Một mức lương khá ấn tượng so với thu nhập bình quân hiện nay tại Việt Nam.
Với nhân viên có dưới 2 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động khoảng 17.4 triệu đồng/tháng. Người có kinh nghiệm từ 2-5 năm có mức lương khoảng 22.4 triệu đồng/tháng. Trong tương lai, với kinh nghiệm từ 5-10 năm, mức lương dự kiến là 30.9 triệu đồng/tháng, tăng 38% so với người có kinh nghiệm từ 2-5 năm.
Ngoài ra, Salaryexplorer cũng cho biết rằng những người có kinh nghiệm chuyên môn từ 10-15 năm sẽ nhận được mức lương tương đương 38.3 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm từ 15 – 20 năm, mức lương dự kiến là 41 triệu đồng/tháng.
Với những thông tin chi tiết nêu trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được về supply chain management là gì. Để có thể mở rộng con đường phát triển trong lĩnh vực này, bạn nên tích lũy các kiến thức và kỹ năng ngay từ khi trên ghế nhà trường. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi đào tạo ngành học chất lượng, đừng bỏ qua HUFLIT nhé!
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
https://www.facebook.com/groups/ThongTinTuyenSinh.Huflit/