Buổi tư vấn có sự góp mặt của các quý thầy cô đến từ 2 khoa Kinh tế tài chính, Quản trị kinh doanh: ThS. Phan Thị Công Minh (GV Khoa QTKD), ThS. Châu Thế Hữu (GV Khoa QTKD), ThS. Ngô Ngọc Thuyên (Phụ trách BM Tài chính – Ngân hàng), ThS. Phan Minh Đạt (GV Khoa KTTC).
Ban tư vấn đến từ Khoa Quản trị Kinh doanh ThS. Phan Thị Công Minh, ThS. Châu Thế Hữu
Chương trình tư vấn trực tuyến gồm 2 nội dung chính:
- Giới thiệu và giải đáp thắc mắc về ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế;
- Giải đáp thắc mắc về ngành Tài chính – ngân hàng và Kế toán.
Nội dung của buổi Tư vấn tuyển sinh trực tuyến đã giúp quý phụ huynh và các em học sinh giải mã sức hút của khối ngành kinh tế, tài chính, kinh doanh trong bối cảnh 4.0. Đồng thời, trả lời những thắc mắc tiêu biểu của thí sinh về ngành/chuyên ngành, giúp các em vững tin hơn trước quyết định lựa chọn ngành học mình sẽ gắn bó trong tương lai.
Ngoài phần giao lưu với khách mời, chương trình còn lồng ghép các video, hình ảnh về các hoạt động học tập, ngoại khóa nổi bật của Trường để thí sinh có cái nhìn cận cảnh về môi trường học tập tại HUFLIT.
Với sự chuẩn bị chu đáo từ Ban tổ chức, sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp của ban tư vấn (Ban giám hiệu, lãnh đạo, các khoa, ngành) chuỗi chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tuyến mùa thứ 2 của HUFLIT đã khép lại với nhiều dấu ấn đẹp.
Sau đây là những câu hỏi nổi bật trong buổi Tư vấn tuyển sinh trực tuyến 2021:Câu 1: Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế của HUFLIT? Lộ trình đào tạo của ngành như thế nào?Điểm nổi bật của chương trình là kết hợp thế mạnh chuyên ngành và ngoại ngữ (Tiếng Anh), giúp trang bị cho sinh viên không những nắm vững kiến thức lý thuyết về các hoạt động của ngành… mà còn tạo nền tảng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành, giúp sinh viên có thể ứng tuyển và thành công tại các doanh nghiệp sau này.
Lộ trình đào tạo sẽ có 2 giai đoạn:
- GĐ1: 2 năm đầu tiên, sinh viên sẽ được học tập chủ yếu các môn về tiếng, lồng ghép thêm một số môn cơ sở ngành, …giúp các bạn có cái nhìn cơ bản về ngành học và là cơ sở để tiếp thu tốt các kiến thức về sau.
- GĐ 2: Bước sang năm 3 và 4, các bạn tiếp xúc với các môn chuyên ngành chuyên sâu như: Nghiệp vụ ngoại thương, Logistics, Tài chính doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, … và được trải nghiệm học kỳ doanh nghiệp. Với mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức và kỹ năng kinh doanh trong môi trường quốc tế, đồng thời có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi.
Một điểm đáng chú ý nữa, là ngành KDQT của HUFLIT khác biệt ở yếu tố “quốc tế” vốn là sự đan xen phức hợp và thú vị của các thành tố như văn hoá, chính trị, luật pháp, … nhằm đáp ứng xu thế mở cửa và hội nhập cùng thời đại của đất nước.
Câu 2: Thưa thầy cô, khi em học Quản trị kinh doanh có chia chuyên ngành không? Tiêu chí nhận biết chuyên ngành phù hợp với thí sinh?
Ngành QTKD có 2 chuyên ngành là: Quản trị Nhân sự và Marketing. Sinh viên học đến cuối năm thứ 2 sẽ bắt đầu chọn chuyên ngành, và lựa chọn chuyên ngành phù thuộc vào năng lực và sở thích của bản thân.
Chuyên ngành Quản trị nhân sự sẽ thu hút các sinh viên có đầu óc nhạy bén, thích nghiên cứu tìm tòi và thích giao tiếp, thích làm việc với con người. Trong khi đó, chuyên ngành Marketing là điểm đến của các sinh viên năng động, sáng tạo, thích trải nghiệm những điểm mới. Dựa theo những yếu tố vừa nêu, các em có thể chọn lựa chuyên ngành phù hợp.
Câu 3: Học tài chính ngân hàng sinh viên sẽ được học những gì? Lộ trình học tập ngành này trong 4 năm của sinh viên?? Và ngành này xét tuyển bao nhiêu tổ hợp môn?
HUFLIT tự hào trong việc xây dựng và thiết kế chương trình học dựa trên những tư vấn và góp ý của các doanh nghiêp tuyển dụng và trường cũng đặt mục tiêu là đào tạo ra nguồn đội ngũ hiệu quả và chất lượng cho xã hội cho doanh nghiệp.
Ngoài những kiến thức chuyên môn ở cả 2 mảng Tài chính – Ngân hàng, sinh viên của Trường còn được trang bị những kỹ năng về ngoại ngữ, tin học; và đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ tài chính.
Cụ thể, các em sẽ được học các nội dung như:
- Các công cụ phân tích định lượng;
- Quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Công nghệ tài chính (FinTech);
- Nghiệp vụ ngân hàng;
- Bảo hiểm rủi ro và đầu tư tài chính;
- Các phương pháp định giá doanh nghiệp, trái phiếu, cổ phiếu, quản lý và phân tích danh mục đầu tư;
- Phương pháp thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tín dụng;
- Các nghiệp vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính…
- Kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo;
- Kỹ năng tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng và tin học liên quan đến tài chính.
Tổ hợp xét tuyển ngành TCNH của HUFLIT bao gồm 4 tổ hợp:
- D01 : Văn, Toán, Tiếng Anh;
- A01 : Toán, Lý, Tiếng Anh;
- D07 : Toán, Hóa, Tiếng Anh;
- D11 : Văn, Lý, Tiếng Anh.
Câu 4: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán của trường mình có những điểm gì nổi bật? Sinh viên có được cơ hội cọ sát thực tế không?
Nói về điểm nổi bật trong ngành Kế toán của HUFLIT, thứ nhất ngành học được thiết kế với nhiều môn học ngoại ngữ tiếng Anh và nhiều môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, do đó sinh viên HUFLIT khi ra trường được công ty đánh giá cao về ngoại ngữ và có lợi thế về mảng này.
Thứ 2 là chương trình đào tạo Kế toán của HUFLIT được cải tiến theo hướng quốc tế hóa, cập nhật các chương trình đào tạo theo chuẩn mực của Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ACCA, sinh viên HUFLIT ra trường dễ tiến xa hơn trong việc tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế và cũng có lợi thế cạnh tranh đáng kể.
Ngoài ra, khoa cũng định kỳ tổ chức đi tham quan, học hỏi và tham dự hội thảo tại các doanh nghiệp.
Đặc biệt, khoa còn có câu CLB học thuật kế toán là nơi để SV trao đổi kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng thực hành, rèn luyện các kỹ năng mềm khác.
ThS. Ngô Ngọc Thuyên (Phụ trách BM Tài chính – Ngân hàng), ThS. Phan Minh Đạt (GV Khoa KTTC) giải đáp thắc mắc của thí sinh về ngành học
Qúy phụ huynh và các bạn học sinh có thể xem lại chương trình tại đây (link)
Hiện nay, HUFLIT đang xét tuyển đại học chính quy theo 2 phương thức: Điểm học bạ và Điểm thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐHQG TP.HCM. Chi tiết như sau:
1/ Phương thức điểm học bạ:
+ 2A: HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12
+ 2B: Cả năm lớp 12
(Tổng điểm trung bình 3 môn tổ hợp không nhân hệ số từ 18 điểm trở lên)
- Bản in phiếu đăng ký online (https://tuyensinh.huflit.edu.vn)
- Bản sao học bạ công chứng
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
- Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước).
2/ Phương thức điểm thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQG TP.HCM:
A. Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
- Bản in phiếu đăng ký online (https://tuyensinh.huflit.edu.vn)
- Bản sao công chứng kết quả thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQG TP.HCM
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
B. Nộp hồ sơ theo 2 cách:
- Gửi qua đường bưu điện (HUFLIT khuyến khích nộp hồ sơ bằng cách này để tăng tính an toàn mùa Covid)
- Gửi trực tiếp.
- Địa chỉ: Phòng Tuyển sinh, Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, 828 Sư Vạn Hạnh, p13, quận 10.
- Hotline: 0965876700
- Lệ phí: 30.000 VNĐ/nguyện vọng