1. Để làm nhân viên kinh doanh thì học gì? Học ở đâu?
Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn sở hữu đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động và có khả năng nắm bắt thị trường tốt.
Để hiểu chuyên viên kinh doanh là làm gì, bạn cần phải học những kiến thức và kỹ năng chuyên môn liên quan đến ngành học Quản trị Kinh doanh. Học tại các trường đại học uy tín, có đào tạo ngành học này là cách tốt nhất để bạn có thể trang bị những hành trang nền tảng và chuyên môn cho nghề nghiệp của mình.
Là đơn vị luôn dẫn đầu xu thế đổi mới và cải tiến chương trình học, trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh (HUFLIT) đã và đang khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín về ngành Quản trị Kinh doanh.
Ngành Quản trị Kinh doanh tại HUFLIT được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức kinh tế, quản trị và kinh doanh. Đồng thời, chương trình giảng dạy còn kết hợp với các kỹ năng mềm thiết yếu như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề,…
Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên với bề dày hơn 30 năm giảng dạy. 100% giảng viên có trình độ thạc sĩ, giáo sư trở lên và có thâm niên công tác nhiều năm trong ngành. Điều này sẽ giúp bạn có được nền tảng vững chắc về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành học tại trường.
>>>ĐỌC THÊM: Cập nhật các ngành học của khoa quản trị kinh doanh HUFLIT
Nhu cầu về nhân lực nhân viên kinh doanh chất lượng cao ngày càng tăng cao
2. Mức lương của nhân viên kinh doanh
Theo thống kê của trang tuyển dụng nhân sự TopCV, Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh khi ra trường sẽ có mức lương trung bình hấp dẫn dao đồng từ 4 triệu đến 20 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào mức kinh nghiệm và kèm theo % hoa hồng như:
- Nhân viên kinh doanh mới vào nghề: Mức lương cứng khởi điểm thường từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/tháng + % doanh số/tháng.
- Nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm 1-3 năm: Mức lương trung bình khoảng từ 4 triệu đến 12 triệu đồng/tháng + % doanh số/tháng.
- Nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm 5-10 năm: Mức lương trung bình khoảng từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng + % doanh số/tháng.
Như vậy, mức lương của nhân viên kinh doanh tại Việt Nam có thể dao động rộng rãi tùy thuộc vào khả năng, trình độ. Tuy nhiên, đây là một ngành nghề có mức lương khá cao so với mặt bằng chung, đặc biệt là đối với những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.
>>>XEM THÊM: Ngành Quản trị Kinh doanh HUFLIT [Cập nhật thông tin mới nhất]
Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh khi ra trường sẽ có mức lương trung bình hấp dẫn
3. Nhân viên kinh doanh cần làm những gì?
Một nhân viên kinh doanh cần làm những việc gì là câu hỏi thường gặp khi người học tìm hiểu sâu về cơ hội nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu công việc, nhân viên kinh doanh cần đảm nhiệm nhiều công việc và vị trí khác nhau, bao gồm:
3.1. Phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng với doanh nghiệp:
Phân tích thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng là nhiệm vụ quan trọng của nhân viên kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp sẽ xác định nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ. Dưới đây là một số công việc chính cho người đảm nhận vị trí này:
- Phân loại khách hàng dựa vào nhu cầu, địa lý, ngành nghề, mức thu nhập.
- Lập kế hoạch và chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng (từ website, mạng xã hội, hội chợ,…)
Phân tích thị trường là công việc đòi hỏi người làm phải có khả năng phân tích, tư duy logic để có thể đưa ra những nhận định chính xác về khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, nhân viên phải có tinh thần ham học hỏi, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất để theo kịp với thị trường.
Theo thống kê của trang tuyển dụng CareerViet, nhân viên kinh doanh đảm nhận công việc này có thu nhập cơ bản từ 15 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, người làm sẽ nhận thêm tiền hoa hồng theo phần trăm của dự án kinh doanh hay hoa hồng theo điều kiện.
>>>ĐỌC NGAY: Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh HUFLIT [Thông tin chi tiết]
3.2. Tư vấn viên, thuyết phục khách hàng tiềm năng:
“Tư vấn – Thuyết phục” không chỉ là kỹ năng mà còn là nghệ thuật, đòi hỏi sự rèn luyện và trau dồi không ngừng của nhân viên kinh doanh. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng giao tiếp tốt, kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng. Dưới đây là những công việc cụ thể của một tư vấn viên:
- Giới thiệu thông tin về sản phẩm/dịch vụ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách hàng.
- Tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
- Xử lý các phản hồi, đơn kiện của khách hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Cá nhân phải trang bị các kiến thức chuyên môn về sản phẩm/dịch vụ và thị trường để tư vấn chính xác, phù hợp cho khách hàng. Truyền tải thông tin hiệu quả, tạo dựng sự tin tưởng và kết nối với khách hàng là những công việc tiên quyết mà nhân viên kinh doanh phải thực hiện.
Theo cập nhật mới nhất từ trang tuyển dụng nhân sự TopCV, nhân viên kinh doanh đảm nhận công việc tư vấn có thu nhập cơ bản từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Đồng thời, chuyên viên tư vấn kinh doanh làm sẽ nhận thêm tiền hoa hồng cố định hay hoa hồng theo thang bậc.
3.3. Phân tích dữ liệu kinh doanh và báo cáo kết quả cho quản lý:
Phân tích dữ liệu kinh doanh là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và kỹ năng chuyên môn cao. Bạn sẽ giúp doanh nghiệp ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thực tế và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh nhờ thực hiện các công việc sau:
- Thu thập, lưu trữ dữ liệu về hiệu quả bán hàng.
- Phân tích thông tin, dữ liệu khách hàng và báo cáo kết quả cho quản lý.
- Sử dụng công cụ phân tích và đề xuất hướng giải quyết, cải thiện hiệu quả bán hàng.
Khả năng xử lý dữ liệu, xác định xu hướng và đưa ra kết luận chính xác là những công việc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc dày dặn. Bên cạnh đó, việc trình bày dữ liệu một cách trực quan, dễ hiểu thông các các công cụ Excel, Power BI, Tableau,… là kỹ năng cần thiết của một chuyên viên phân tích kinh doanh.
Theo thông tin cập nhật từ TopCV, nhân viên kinh doanh có khả năng phân tích sẽ nhận mức cao hơn lương cơ bản của nhân viên kinh doanh là khoảng 9 – 24 triệu đồng/tháng. Trong đó, người làm sẽ nhận thêm tiền hoa hồng theo phần trăm thâm niên làm việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi nhân viên kinh doanh là làm gì. Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy, ngành Quản trị Kinh doanh tại HUFLIT là lựa chọn tốt cho những bạn muốn theo đuổi vị trí này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về ngành học này tại HUFLIT thì hãy liên hệ ngay các kênh sau để được hỗ trợ tư vấn nhé!
>>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.