1. Tìm hiểu về ngành Luật
Nội dung dưới đây sẽ phân tích rõ khái niệm, chương trình học và vị trí việc làm của ngành luật sau khi tốt nghiệp đại học, bạn hãy tham khảo nhé:
1.1 Khái niệm
Luật là ngành khoa học pháp lý, người làm trong ngành sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật, thực tiễn pháp lý của Việt Nam và quốc tế. Sinh viên khi theo học ngành Luật sẽ được trang bị kiến thức về luật pháp như luật hiến pháp, luật hình sự, luật thương mại, luật lao động,…
Ngoài ra, sinh viên sẽ được học thêm những kiến thức về chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế có liên quan đến ngành luật.
1.2 Chương trình học
Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về luật pháp và được phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng được trong thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo khả năng phán đoán sự việc, phương pháp vận dụng lý thuyết để xử lý vấn đề và cách thức giúp người dân hay cơ quan đơn vị xử lý vấn đề pháp luật,…
1.3 Vị trí việc làm
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm như:
- Luật sư tại các công ty Luật: Mức lương khởi điểm sau khi ra trường dao động từ 4 đến 6 triệu/tháng.
- Chuyên viên pháp pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp: Mức lương dành cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động từ 5-7 triệu/tháng.
- Thẩm tra viên trong tòa án: Mức lương sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ nhận được dao động từ 5- 6 triệu/tháng.
>>>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành Đông phương học tại HUFLIT?
2. Tìm hiểu về ngành Luật kinh tế
Để giúp các bạn có câu trả lời về việc nên học luật hay luật kinh tế, nội dung sẽ phân tích về ngành Luật kinh tế với các nội dung như khái niệm, chương trình học và cơ hội việc làm. Bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé!
2.1 Khái niệm
Luật kinh tế là ngành học có sự kết hợp giữa luật, kiến thức về kinh tế và thương mại. Cụ thể, ngành học này là tổng hợp những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, sau đó điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh tế và đầu tư.
Luật kinh tế sẽ điều chỉnh 2 mối quan hệ, chính là: mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, giữa chủ thể kinh doanh với nhau.
2.2 Chương trình học
Ngành luật kinh tế sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế và kỹ năng ngoại ngữ thành thạo. Các bạn sẽ được học chuyên sâu về các luật kinh doanh thương mại, được đào tạo để xử lý và giải quyết các tình huống trong các hoạt động kinh doanh.
2.3 Vị trí việc làm
Cơ hội việc làm ngành luật kinh tế sau khi ra trường là rất lớn, cụ thể bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng ở những vị trí như sau:
- Chuyên viên hoặc quản lý bộ phận pháp chế và pháp lý tại các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ với mức lương khởi điểm dao động từ 8 – 10 triệu/tháng.
- Trợ lý cho luật sư tại các công ty luật, văn phòng luật, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát: Mức lương dành cho những bạn chưa có kinh nghiệm sẽ dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.
- Luật sư, thẩm phán hoặc kiểm sát viên: Mức lương khởi điểm cho những bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp dao động từ 4 – 6 triệu/tháng.
>>>>XEM THÊM: Ngành Đông phương học là gì? Tiềm năng công việc tương lai
3. Nên học Luật hay Luật kinh tế? Vì sao?
Đối với ngành Luật kinh tế bạn sẽ có môi trường làm việc năng động hơn, có thể làm việc trong và ngoài nước. Đối với ngành Luật, sinh viên sẽ được học nhiều kiến thức chuyên sâu không chỉ trong kinh doanh mà còn trên những lĩnh vực khác có liên quan đến đời sống và luật pháp Nhà nước.
Ở mỗi ngành sẽ mang lại cho bạn cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Do vậy, tùy theo sở thích, đam mê của mỗi cá nhân mà bạn sẽ có lựa chọn và định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.
>>>>XEM THÊM: Ngành Đông phương học trường nào để có cơ hội nhận học bổng
Hai ngành Luật và Luật kinh tế đều rất hấp dẫn và có tiềm năng phát triển trong tương lai, ở mỗi ngành bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn khác nhau. Như vậy với những gì HUFLIT đã chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi:”Nên học Luật hay Luật kinh tế” cho bản thân theo sở thích, mong muốn của mình. Liên hệ ngay với HUFLIT nếu bạn có nhu cầu xét tuyển tại trường nhé!
>>>>XEM NHIỀU HƠN:
[GIẢI ĐÁP] Nên học Luật hay Luật kinh tế
Học Luật kinh tế có làm luật sư được không?