-
Thông báo về việc cập nhật thông tin ngoại trú sinh viênCăn cứ tình hình thực tế, nhằm đảm bảo công tác quản lý thông tin và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường, Nhà trường thông báo về việc cập nhật thông tin ngoại trú sinh viên (thông tin địa chỉ nơi sinh viên đang ở tại TP. HCM để phục vụ học tập) trên tài khoản Portal, cụ thể như sau:
-
Thông báo Lịch thi kết thúc học phần Học kỳ II – Năm học 2024-2025 dành cho những sinh viên đăng ký học các học phần thuộc khóa 2024Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.Hồ Chí Minh thông báo lịch thi kết thúc học phần HKII (2024-2025) dành cho những sinh viên đăng ký học các học phần thuộc khóa 2024 (kể cả SV các khóa khác có đăng ký trả nợ môn và được duyệt hoãn thi), cụ thể như sau:
-
Tháng 3 rực rỡ: HUFLIT và những cuộc gặp gỡ đáng nhớ cùng các bạn THPTTừ chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh tại các điểm trường THPT đến các ngày hội hướng nghiệp quy mô lớn, HUFLIT không chỉ mang đến thông tin tuyển sinh quan trọng mà còn lan tỏa tinh thần năng động, sáng tạo của một ngôi trường đào tạo thế hệ công dân toàn cầu.
Lớp học trải nghiệm nghiệp vụ nghề ‘hút hồn’ sinh viên Khoa Luật HUFLIT
Nghiệp vụ nghề Luật luôn là chủ đề luôn được các bạn sinh viên bàn tán sôi nổi, đặc biệt là sinh viên khoa Luật. Hiểu được tâm lý chung của các bạn, Khoa Luật tổ chức mô hình mới dưới dạng hình thức lớp học trải nghiệm thực tế với sự chuẩn bị chỉnh chu về nội dung, kiến thức và đội ngũ báo cáo viên đầy kinh nghiệm đã mang đến cho các bạn sinh viên một buổi học gần gũi và nhiều kiến thức.
Lớp học trải nghiệm thực tế trân trọng chào đón sự có mặt của Quý diễn giả là các Giảng viên, Cán bộ Nhà nước, Luật gia, Luật sư, Doanh nhân uy tín và dày dặn kinh nghiệm. Sự kiện sẽ mang đến cho các bạn sinh viên những trải nghiệm thú vị, củng cố kiến thức học tập cũng như nâng cao kinh nghiệm thực tiễn thông qua 8 chuyên đề bổ ích.
Đứng giảng tại các lớp học trải nghiệm là những báo cáo viên giàu tâm huyết với nghề như TS. Hồ Hoàng Đức – Trưởng Khoa Luật; ThS. Luật sư. Lê Viết Kỳ – Phó trưởng phòng Văn phòng Luật sư Liên Phương; ThS. Luật sư. Nguyễn Đức Thắng Ý – Luật sư sáng lập; Giám đốc Điều Hành HÃNG LUẬT YLAW & PARTNERS; ThS. Luật sư Lý Ngọc Sơn – Nguyên Thẩm phán Toà án Nhân dân TP. Thủ Dầu Một, Giám đốc Công ty Luật Ngoc Son & Partners; Mentor Nguyễn Tấn Huy – Tổng Thư ký Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam, Tổng Giám Đốc HubSaigon; ThS. Võ Xuân Cường – Trưởng Bộ môn đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác thuộc cơ sở TP. HCM, Học viện Tư pháp; ThS. Phạm Thị Thu – Nguyên Giám đốc Sacombank Chi nhánh Đồng Nai.



Chủ đề của các lớp học trải nghiệm xoay quanh những nội dung liên quan đến các kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên Luật đang quan tâm hiện nay. Chẳng hạn như đối với sinh viên Luật khi tiếp cận một vụ việc cần phải có kỹ năng đọc hiểu và phân tích các tình tiết nên chủ đề “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của sinh viên Luật” là chủ đề đầu tiên mở đầu cho chuỗi lớp học trải nghiệm.
Bên cạnh đó làm thế nào để kết nối như một chuyên gia trong lĩnh vực Luật và giải đáp thắc mắc về cách tìm kiếm mối quan hệ trong cộng đồng pháp lý để có thêm nhiều cơ hội thực tập và việc làm, chuyên đề “Nghệ thuật networking dành cho sinh viên luật” giúp sinh viên có thêm những kỹ năng mềm, kiến thức để các bạn tự tin hơn trong giao tiếp, mở rộng mạng lưới mối quan hệ chuyên môn của mình. Chuyên đề không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là cơ hội để các bạn chia sẻ những ý tưởng của mình, phá vỡ giới hạn, mạnh mẽ kết nối với mọi người để có thể mở ra cánh cửa cho những cơ hội hợp tác quý giá trong tương lai.


Những vấn đề sinh viên quan tâm liên quan đến hoạt động của bộ phận pháp chế doanh nghiệp hay kỹ năng xử lý những rủi ro trong hoạt động sản xuất doanh nghiệp đều được tổ chức thông qua hai lớp học trải nghiệm với chủ đề “Tổ chức và hoạt động của bộ phận pháp chế doanh nghiệp” và “Quản lý rủi ro pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” nhằm giúp sinh viên tìm hiểu kiến thức trong môi trường doanh nghiệp.
“Kỹ năng giao tiếp trao đổi với khách hàng” là nội dung tập hợp các quy tắc về cách ứng xử, đối đáp, được rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của người hành nghề luật nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc. Một vấn đề liên quan đến việc kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được tổ chức thông qua lớp học với chủ đề “Kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng”.


Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động bổ trợ tư pháp cụ thể là về công chứng thì các bạn sinh viên đã được tham gia lớp học với chủ đề “Tổng quan về nghề công chứng và công chứng viên”. Qua đó các bạn đã được tìm hiểu sâu hơn về hoạt động này cũng như điều kiện để trở thành một công chứng viên ra sao. Từ đó giúp bạn xác định mục tiêu phù hợp với tính cách và định hướng học tập của mình cho phù hợp.
Cuối cùng lớp học trải nghiệm liên quan đến hai cơ quan thực hiện quyền xét xử và quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp đó là Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân với chủ đề “Kỹ năng khởi kiện tại tòa án”; “Chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân”. Qua đó, sinh viên biết được khi vướng vào một tranh chấp nào đó thì các cá nhân, tổ chức cần làm gì để khởi kiện cá nhân, tổ chức khác ra Tòa và để Tòa án đó chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của mình. Đó là một vấn đề mà mọi cá nhân, tổ chức cần phải nắm rõ nhất để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Bên cạnh đó sinh viên cũng tìm hiểu kỹ hơn về chức năng và nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân cũng như điều kiện để một sinh viên luật có thể trở thành kiểm sát viên.




Kết thúc các lớp học, sinh viên phần nào đã được tiếp cận gần hơn với những kỹ năng nghề. Hơn thế nữa, thông qua các buổi học trải nghiệm giúp cho các bạn sinh viên vạch ra được lộ trình học cho mình cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết khi còn ngồi trên ghế nhà trường để làm hành trang khi bước vào nghề nghiệp mà các bạn yêu thích.
Quan cảnh lớp học:


