1. Ngành Luật làm ở đâu? Học gì?
Trước khi tìm hiểu về mức lương ngành Luật, bạn cần biết ngành Luật làm ở đâu và học những gì. Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành học này, dưới đây là một số thông tin cơ bản về ngành Luật mà bạn cần nắm rõ.
Không chỉ giới hạn trong vai trò luật sư, sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật có thể làm việc với các vị trí khác tại tòa án, các cơ quan nhà nước, văn phòng luật sư tư nhân hoặc tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò giảng viên, nghiên cứu viên, tạo ra các cơ hội đa dạng để thử thách và phát triển năng lực của mình.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Luật sẽ được học các kiến thức như:
- Kiến thức chuyên môn về pháp luật, pháp lý
- Kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
- Các bộ luật như Luật hình sư, luật dân sự, luật tố tụng hình, luật tố tụng nhân sự, luật thương mại quốc tế, tâm lý học,…
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được phát triển các kỹ năng như thuyết phục, xử lý vấn đề, phân tích, phản biện, đàm phán,…
Đối với những bạn quan tâm đến lĩnh vực pháp lý, việc chọn học Luật tại nơi có chương trình đào tạo chất lượng cũng rất quan trọng. Một trong những trường đại học có tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến HUFLIT. Trường cung cấp một chương trình đào tạo chuyên sâu về luật, kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, môi trường học tập và nghiên cứu tại HUFLIT còn được tạo điều kiện tốt, giúp sinh viên mở rộng kiến thức và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực Luật.
2. Các vị trí và mức lương cơ bản của ngành Luật
Những thông tin tổng hợp về vị trí và mức lương tương ứng luôn nhận được sự quan tâm từ các bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này. Vì vậy, mời bạn đọc cùng HUFLIT tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé!
2.1 Công chứng viên
Công chứng viên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân trong các vấn đề liên quan đến công chứng văn bản. Những người làm việc tại vị trí này sẽ được giao trách nhiệm xác thực và chứng nhận tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, giao dịch pháp lý để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp. Công chứng viên có thể làm việc tại các văn phòng công chứng, công ty luật hoặc các cơ quan trong hệ thống nhà nước.
Một công chứng viên có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, liên quan đến vấn đề pháp lý. Công việc của một công chứng viên có thể bao gồm:
- Xác thực chữ ký, văn bản, giấy tờ, tài sản, bảo hiểm,… và chứng nhận sự hợp pháp của chúng.
- Hỗ trợ trong việc soạn thảo, sao chép tài liệu và xác thực tính hợp pháp của bản sao.
- Xác thực danh tính của các bên tham gia giao dịch, công chứng hoặc ký tên trên tài liệu.
- Hỗ trợ tư vấn, định giá pháp lý của tài sản, hợp đồng và xác nhận tính hợp pháp của chúng để tham gia vào các giao dịch.
Theo trang tuyển dụng TopCV, mức lương trung bình của một công chứng viên thường dao động từ 6.000.000 đến 12.000.000 đồng mỗi tháng. Nhìn chung, mức lương thấp nhất khoảng 4.000.000 đồng và cao nhất lên đến 20.000.000 đồng mỗi tháng.
2.2 Chuyên viên pháp lý
Đây là người có nhiệm vụ hỗ trợ và cung cấp tư vấn về các quy định pháp luật. Với sự phát triển và mở cửa kinh tế, vị trí chuyên viên pháp lý đang ngày càng được quan tâm và nhu cầu tuyển dụng cho chức vụ này cũng tăng cao.
Chuyên viên pháp lý thường đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng, các công việc chính của một chuyên viên pháp lý thường bao gồm:
- Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức (mua bán, sở hữu trí tuệ, đầu tư,…)
- Nghiên cứu và phân tích văn bản pháp luật (các chỉ thị, nghị định cũ và mới,…) để đảm bảo rằng tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý (hợp đồng, đơn khởi kiện,…) để đảm bảo tính hợp pháp theo luật hiện hành.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản,…
- Điều tra và giải quyết các vấn đề pháp lý xảy ra trong nội bộ công ty hoặc giữa công ty và các bên khác.
Theo dữ liệu từ TopCV, mức lương cho chuyên viên pháp lý trong thường dao động từ 8.000.000 đến 25.000.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể biến động, với mức thấp nhất khoảng 5.000.000 đồng và cao nhất có thể lên đến 50.000.000 đồng mỗi tháng tùy vào năng lực, vị trí công việc và quy mô của doanh nghiệp.
2.3 Thư ký pháp lý
Thư ký pháp lý có thể làm việc ở các văn phòng luật hoặc trong các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân. Vị trí này đóng vai trò hỗ trợ các luật sư và cố vấn pháp lý. Các nhiệm vụ chính của thư ký pháp lý bao gồm:
- Quản lý, lưu trữ và sắp xếp các tài liệu pháp lý như hợp đồng, văn bản,…
- Hỗ trợ trong việc chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan.
- Quản lý lịch trình làm việc, sắp xếp thời gian và ghi chép nội dung các cuộc họp.
- Tham gia hỗ trợ các luật sư trong các hoạt động tư vấn pháp lý như nghiên cứu, phân tích và xử lý các tài liệu để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
- Hỗ trợ trong các hoạt động đàm phán và thương lượng bằng cách soạn thảo hợp đồng, thư từ, tài liệu thương mại, di chúc, thừa kế,…
Dựa trên thông tin từ TopCV, mức lương cho vị trí thư ký pháp lý thường dao động từ 4.000.000 đến 9.000.000 đồng mỗi tháng. Thực tế, mức lương nhận được thường cao hơn khi bao gồm các phụ cấp và thưởng nếu nhân sự có năng lực tốt.
2.4 Công tố viên
Công tố viên cần có kiến thức sâu rộng về luật pháp để đưa ra quyết định về việc truy tố hay không truy tố các đối tượng trong các vụ án. Các nhiệm vụ cụ thể của công tố viên bao gồm:
- Nắm các quy định pháp luật liên quan đến các vụ án được phụ trách
- Thực hiện công việc điều tra, thu thập và đánh giá các chứng cứ và tình tiết liên quan đến vụ án để đưa ra quyết định truy tố hoặc không truy tố đối tượng
- Tham gia trực tiếp trong các phiên tòa và đưa ra quan điểm, lập luận để bảo vệ quyết định của cơ quan công tố
- Giám sát và kiểm tra hoạt động của cơ quan công an, tư pháp và các bên liên quan đến vụ án
Theo TopCV, mức lương của công tố viên trong thường dao động từ 7.000.000 đến 15.000.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể khoảng 4.000.000 đồng mỗi tháng đối với nhân sự mới vào nghề. Ngược lại, mức lương cao nhất có thể lên đến 30.000.000 đồng mỗi tháng đối với nhân sự có năng lực.
2.5 Luật sư
Nói đến ngành Luật, không thể không nhắc đến vị trí Luật sư. Luật sư đóng vai trò đại diện cho các bên liên quan trong các vấn đề pháp lý và có thể làm việc tại các công ty luật của nhà nước, tư nhân hoặc trong hệ thống tòa án.
Ngành Luật thường coi luật sư là một trong những vị trí quan trọng và đặc biệt. Luật sư đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
- Cung cấp tư vấn về các vấn đề pháp lý và tư vấn, đề xuất các giải pháp phù hợp cho khách hàng
- Đại diện trực tiếp cho khách hàng trong các vụ kiện, đàm phán và thương lượng
- Hỗ trợ khách hàng đàm phán và giải quyết tranh chấp
- Nắm bắt và cập nhật các quy định pháp luật liên quan để hỗ trợ khách hàng
- Nghiên cứu và soạn thảo các tài liệu như hợp đồng, văn bản pháp lý,…
Theo TopCV, mức lương của luật sư thường dao động từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể thấp nhất là 7.000.000 đồng mỗi tháng và không có giới hạn nếu nhận tham gia vào các vụ kiện lớn hoặc cung cấp tư vấn pháp lý chuyên sâu.
2.6 Thư ký luật sư
Thư ký luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của luật sư và nhóm luật sư trong tổ chức. Đây là một vị trí lý tưởng cho những người mới tốt nghiệp ngành Luật và mong muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế.
Thư ký luật sư thường có nhiệm vụ là hỗ trợ luật sư. Công việc chính của thư ký luật sư thường bao gồm:
- Tiếp nhận, trả lời các cuộc gọi, email và hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Soạn thảo các văn bản pháp lý như hợp đồng, đơn kiện, đơn khiếu nại,…
- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho các phiên tòa sắp diễn ra.
- Quản lý và bảo quản tài liệu pháp lý một cách an toàn.
- Điều phối lịch trình làm việc cho luật sư sao cho hiệu quả.
Theo TopCV, mức lương của thư ký luật sư thường dao động từ 7.000.000 đến 12.000.000 đồng mỗi tháng. Mức lương thấp nhất có thể là 3.000.000 đồng mỗi tháng và cao nhất có thể lên đến 20.000.000 đồng mỗi tháng.
Có thể nói, mức lương ngành Luật thường biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này bao gồm nơi làm việc, quy mô công ty hoặc tổ chức, kinh nghiệm và chuyên môn của cá nhân, cũng như điều kiện thị trường lao động tại thời điểm đó.
Ngành học này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai đam mê theo đuổi các công việc liên quan đến pháp lý. Để xây dựng một sự nghiệp ổn định và thành công trong tương lai, việc tìm hiểu về mức lương ngành Luật và chọn lựa nơi học phù hợp là rất quan trọng. Nếu bạn quan tâm về ngành học này, hãy liên hệ HUFLIT để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.