-
Thông báo về việc cập nhật thông tin ngoại trú sinh viênCăn cứ tình hình thực tế, nhằm đảm bảo công tác quản lý thông tin và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường, Nhà trường thông báo về việc cập nhật thông tin ngoại trú sinh viên (thông tin địa chỉ nơi sinh viên đang ở tại TP. HCM để phục vụ học tập) trên tài khoản Portal, cụ thể như sau:
-
Thông báo Lịch thi kết thúc học phần Học kỳ II – Năm học 2024-2025 dành cho những sinh viên đăng ký học các học phần thuộc khóa 2024Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.Hồ Chí Minh thông báo lịch thi kết thúc học phần HKII (2024-2025) dành cho những sinh viên đăng ký học các học phần thuộc khóa 2024 (kể cả SV các khóa khác có đăng ký trả nợ môn và được duyệt hoãn thi), cụ thể như sau:
-
Tháng 3 rực rỡ: HUFLIT và những cuộc gặp gỡ đáng nhớ cùng các bạn THPTTừ chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh tại các điểm trường THPT đến các ngày hội hướng nghiệp quy mô lớn, HUFLIT không chỉ mang đến thông tin tuyển sinh quan trọng mà còn lan tỏa tinh thần năng động, sáng tạo của một ngôi trường đào tạo thế hệ công dân toàn cầu.
Cùng sinh viên Khoa Luật HUFLIT “Tiếp cận nghiệp vụ nghề Luật”
Hướng đến giáo dục gắn liền với thực tiễn, Khoa Luật Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chuỗi sự kiện “Tiếp cận nghiệp vụ nghề Luật” với sự tham gia của nhiều chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến Luật.
Đồng hành cùng sinh viên Khoa Luật HUFLIT trong chuỗi sự kiện “Tiếp cận nghiệp vụ nghề luật” là các Giảng viên, Cán bộ Nhà nước, Luật gia, Luật sư, Doanh nhân uy tín và dày dặn kinh nghiệm. Chuỗi sự kiện gồm bốn chuyên đề: Nghề kiểm sát viên, lĩnh vực đất đai, kỹ năng của Luật sư hay nghề thừa phát lại.
Tham gia chuyên đề đầu tiên – “NGHIỆP VỤ CỦA KIỂM SÁT VIÊN”, sinh viên được trang bị các kỹ năng học tập các học phần liên quan đến tố tụng và nghiệp vụ của Kiểm sát viên với sự dẫn dắt của báo cáo viên, Ông Mai Đức Hùng – Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn trong ngành Luật và hoạt động tại Viện kiểm sát, ông đã chia sẻ về quá trình kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng chia sẻ thêm về kinh nghiệm học tập của bản thân cũng như các điều kiện để trở thành Kiểm sát viên hiện nay. Ngoài ra, buổi trao đổi còn đề cập đến cơ hội nghề nghiệp ở cơ quan nhà nước.
Diễn giả Mai Đức Hùng – Kiểm sát viên sơ cấp Viện Kiểm sát nhân dân Quận 1, TP.HCM
Các bạn sinh viên tham dự chụp hình lưu niệm cùng diễn giả
Ở chuyên đề thứ hai, báo cáo viên PGS.TS. Phạm Hữu Nghị – Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nhà nước và Pháp Luật đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến “TIẾP CẬN NGHIỆP VỤ NGHỀ LUẬT DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI”.
Cụ thể, PGS.TS. Phạm Hữu Nghị cho biết tại Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Vì đất đai là tài sản có giá trị lớn nên việc sử dụng đất thường hay phát sinh tranh chấp trên thực tế. Khiếu nại, tranh chấp đất đai đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là những khu vực đông dân cư.
PGS. TS. Phạm Hữu Nghị báo cáo viên của chuyên đề thứ hai
Diễn giả đang trình bày với các bạn sinh viên
Các bạn sinh viên tham gia rất sôi nổi
Chuyên đề thứ ba trong chuỗi sự kiện “Tiếp cận nghiệp vụ nghề Luật” là “QUYỀN BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN THỤ LÝ TIN BÁO TỐ GIÁC TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ”.
Luật sư Đổng Mây Hồng Trúng – Diễn giả chuyên đề thứ ba
Diễn giả của chuyên đề thứ ba là luật sư Đổng Mây Hồng Trúng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hãng Luật Hồng Trúng. Với hơn 15 năm trong ngành tố tụng, ông đã chia sẻ với các bạn sinh viên những tình huống, vụ án thực tế hấp dẫn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền bào chữa của Luật sư giai đoạn thụ lý tin báo tố giác trong quá trình tố tụng hình sự. Ngoài ra, ông Hồng Trúng cũng đã có những chia sẻ về quá trình nghiên cứu hồ sơ các vụ án, đạo đức nghề Luật sư, quá trình kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.
Theo ông Hồng Trúng, nghề Luật sư không giống như những ngành nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người hành nghề Luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng có tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của Luật sư.
Diễn giả trao đổi với các bạn sinh viên
Có thể nói, chuỗi sự kiện “Tiếp cận nghiệp vụ nghề Luật” là cơ hội để sinh viên ngành Luật HUFLIT hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào các tình huống giả định sát với thực tiễn thông qua những chia sẻ đến từ các chuyên gia. Ngoài ra, đây cũng là dịp để sinh viên rèn luyện thêm về kỹ năng nghiên cứu, trang bị phương pháp học tập hiệu quả cho từng môn học.
Xem thêm bài viết:
>> Cùng sinh viên Khoa Luật HUFLIT “Định hướng nghề nghiệp trên phương tiện truyền thông TikTok”
>> HUFLITER tìm hiểu về “Đào tạo Luật và kỹ năng săn học bổng thạc sĩ FULBRIGHT – Hoa Kỳ”