1. Ngành Kế toán là gì?
Kế toán là ngành chuyên thu thập, phân tích và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Thông tin này được sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đối tượng của kế toán là sự biến động của tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, được phản ánh qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán được chia thành hai lĩnh vực chính: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.
>>>TÌM HIỂU CHI TIẾT: Trường đại học HUFLIT có tốt không? Tại sao nên học tại HUFLIT?
2. Ngành Kế toán HUFLIT học gì?
Chương trình đào tạo của ngành Kế toán HUFLIT thường xuyên được hiệu chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Chương trình bao gồm các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kế toán bao gồm nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,…
Ngành Kế toán HUFLIT đào tạo sinh viên trở thành những kế toán viên chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, phân tích báo cáo tài chính, tư vấn tài chính,…
Đặc biệt, sinh viên HUFLIT còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ và các cuộc thi, hội thảo để rèn luyện kỹ năng mềm, giao lưu học hỏi về các kiến thức chuyên ngành kế toán với sinh viên quốc tế.
>>>XEM THÊM: Tổng hợp thông tin về Chương trình đào tạo ngành Kế Toán HUFLIT
3. Học ngành Kế toán ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc hấp dẫn, bao gồm:
3.1 Giám đốc tài chính
Giám đốc tài chính (CFO) là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. CFO là người đứng đầu bộ phận tài chính, có nhiệm vụ là lập kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền, quản lý đầu tư, kiểm soát chi phí, doanh thu của doanh nghiệp.
CFO có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, từ doanh nghiệp trong nước đến doanh nghiệp nước ngoài. Theo khảo sát của Salary Explorer, mức lương giám đốc tài chính ở Việt Nam sẽ dao động từ 16,5 triệu đến 54 triệu/tháng.
3.2 Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là vị trí quản lý cấp cao trong bộ phận kế toán của một doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cơ quan. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chính là quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận kế toán, đảm bảo cho các hoạt động kế toán của doanh nghiệp được thực hiện chính xác, hợp pháp và kịp thời.
Kế toán trưởng có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoặc cơ quan thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động. Theo Careerbuilder, Mức lương trung bình của kế toán trưởng tại Việt Nam dao động từ 8 triệu đến 70 triệu đồng/tháng.
3.3 Kế toán viên
Kế toán viên là một vị trí trong bộ phận kế toán của một tổ chức, doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin tài chính, kinh tế dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước, hoặc các công ty dịch vụ kế toán. Hiện nay, mức lương của kế toán viên dao động từ 7 triệu đến 25 triệu đồng/tháng, tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc.
4.Tổ hợp xét tuyển ngành Kế toán
Ngành Kế toán HUFLIT xét tuyển theo 4 tổ hợp môn sau đây:
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D11: Lý, Văn, Anh
Thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với năng lực và sở trường của mình.
>>>THAM KHẢO THÊM: Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán HUFLIT
5. Học Kế toán cần những tố chất gì?
Để học tốt ngành Kế toán, bạn cần có những tố chất sau:
5.1 Khả năng tính toán tốt
Khả năng tính toán tốt là một tố chất cần thiết cho sinh viên học kế toán. Công việc của kế toán viên chủ yếu liên quan đến các con số, sổ sách, chứng từ, hóa đơn,… Do đó, nếu không có sự yêu thích và đam mê với các con số, bạn sẽ khó có thể gắn bó lâu dài với nghề này. Ngoài ra, nếu không giỏi tính toán, bạn sẽ dễ mắc sai sót trong công việc, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
5.2 Tính trung thực, khách quan
Kế toán là một công việc đòi hỏi sự chính xác và tin cậy cao. Công việc của kế toán viên chủ yếu liên quan đến các thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu nhân viên kế toán thiếu tính khách quan, bạn có thể đưa ra những đánh giá sai lệch về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, dẫn đến những quyết định sai lầm.
Vì vậy, nhân viên kế toán cần có ý thức rèn luyện tính trung thực, khách quan trong công việc. Bạn cần luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, không vì bất kỳ lý do gì mà làm sai lệch các thông tin tài chính.
5.3 Luôn cẩn thận, tỉ mỉ
Kế toán viên cần tính toán cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sót trong quá trình tính toán các con số. Các con số trong kế toán có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu tính toán sai sót có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về tình hình tài chính.
Vì vậy, các kế toán viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện các công việc kế toán như: kiểm tra lại tài liệu, sổ sách, chứng từ, tính toán cẩn thận trước khi lập báo cáo,… để đảm bảo tính chính xác.
5.4 Biết quản lý thời gian và chịu được áp lực công việc
Kỹ năng quản lý thời gian và chịu được áp lực là hai kỹ năng quan trọng của kế toán viên. Kỹ năng quản lý thời gian giúp kế toán viên hoàn thành công việc đúng thời hạn, giảm thiểu rủi ro mắc sai sót, duy trì sự tập trung và hiệu suất trong công việc ngay cả khi phải đối mặt với khó khăn.
5.5 Khả năng tin học văn phòng và ngoại ngữ tốt
Để trở thành một kế toán viên giỏi, bạn cần thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và ngoại ngữ. Đối với tin học văn phòng, Excel, Power, Powerpoint là những phần mềm sẽ giúp bạn tính toán, phân tích dữ liệu, lập báo cáo.
Ngoài ra, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trong lĩnh vực kế toán. Việc thành thạo tiếng Anh không những giúp bạn giao tiếp với các đối tác, khách hàng, thành viên trong công ty mà còn giúp bạn đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính một cách chính xác.
Tuy nhiên, để trở thành một kế toán viên giỏi ngoài những yếu tố trên bạn cần có thêm một số kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng quản lý thời gian.
Trên đây là bài viết về Ngành Kế toán HUFLIT – Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp mà HUFLIT đã tổng hợp và gửi đến các bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có cho mình những thông tin cần thiết nhất về ngành kế toán. Nếu bạn vẫn còn phân vân thì hãy liên hệ HUFLIT để được tư vấn và đăng ký học nhanh chóng nhất.
>>>TÌM HIỂU THÊM:
Trường đại học HUFLIT có xét học bạ không?
Trường đại học HUFLIT có những ngành nào?
Thông tin liên hệ:
828 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
806 Quốc lộ 22, Ấp Mỹ Hòa 3, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.