I. Ngành Luật Kinh tế
Ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn Luật học về lĩnh vực kinh tế vững vàng và kỹ năng ngoại ngữ thành thạo.
Các chuyên ngành đào tạo:
– Luật Kinh doanh: cung cấp kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luật và luật kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực Kinh Doanh. Bên cạnh đó, ngành học còn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân.
– Luật Tài chính – Ngân hàng: Đào tạo các chuyên gia có kiến thức về khoa học lẫn thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực pháp luật về tài chính, ngân hàng và chứng khoán để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
– Luật Thương mại Quốc tế: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội và con người để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân, cung cấp kiến thức lý thuyết nền tảng và thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luật và luật Thương Mại Quốc Tế để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực Thương Mại Quốc Tế.
Đặc trưng chương trình đào tạo:
– Một số môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.
– Chương trình chú trọng thực hành trong từng môn học, chiếm khoảng 1/3 thời lượng môn học.
– Sinh viên có cơ hội đi thực tế tại các Công ty, Doanh nghiệp là đối tác của HUFLIT và Khoa Luật.
– Chương trình “Thực tập nhận thức” liên kết với các Công ty Luật; Tòa án,… dành cho sinh viên năm hai trở đi nhằm giúp sinh viên định hướng và phát triển nghề nghiệp.
– Phát triển toàn diện trong tư duy ngành Luật: Kỹ năng tư duy phản biện; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa; Tinh thần cộng đồng,…
Cơ hội nghề nghiệp:
– Chuyên viên/quản lý bộ phận pháp chế/ pháp lý tại các Doanh nghiệp công ty trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ,…
– Thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho luật sư tại các Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm hòa giải, Trọng tài thương mại, Trợ giúp pháp lý, Chuyên viên tư vấn ở các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
– Cơ hội nâng cao nghề nghiệp để trở thành: Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên,…
II. Ngành Luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật là một công cụ quản lý xã hội đặc biệt, bảo đảm cho sự tồn tại và vận hành bình thường của xã hội. Chính vì vậy, luật có cơ hội việc làm rộng mở và nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.
Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên khảo sát nhu cầu thực tế từ đối tượng đào tạo, cơ sở sử dụng lao động và được tư vấn, xây dựng và phát triển bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, các GS, PGS, TS đầu ngành.
Các chuyên ngành đào tạo:
- Luật dân sự: là một chuyên ngành thuộc ngành Luật tại HUFLIT. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức về: hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp,… Ngoài ra, các bạn còn được cung cấp những kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ cho nghề nghiệp trong tương lai như: thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, nghề luật sư và tư vấn pháp luật,…
- Luật Hình sự: Chương trình đào tạo của Luật hình sự cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề trong khoa học luật hình sự (như tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt,…); khoa học luật tố tụng hình sự (như các nguyên tắc của tố tụng hình sự, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn, các cơ quan tiến hành tố tụng,…); khoa học luật thi hành án hình sự (như người bị kết án, các cơ quan thi hành án, thủ tục, trình tự thi hành các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp,…).
Đặc trưng chương trình đào tạo:
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao.
- Khoa chú trọng tăng cường hợp tác, kết nối với các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước và cơ quan tư pháp, doanh nghiệp,… cập nhật và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.
- Các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế ngay từ năm 2 thông qua các hoạt động ngoại khoá, tham qua doanh nghiệp,…
- Các hoạt động phong trào, chương trình chuyên ngành thực tế như: “Rung chuông vàng pháp luật”, “Phiên Tòa giả định”, “Ai là luật sư giỏi”, “Ngày hội pháp luật”, “The Amazing Law”,…
- Phát triển toàn diện kỹ năng luật học: Tư duy phản biện; Nghiên cứu; Giao tiếp liên văn hóa; Tinh thần cộng đồng,…
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Luật có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp như:
-
- Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên.
- Chuyên viên pháp chế, chuyên viên pháp lý, thư ký nghiệp vụ, trợ lý cho Luật sư.
- Thư ký, Thẩm tra viên trong Tòa án, Cơ quan Thi hành án,…
- Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên.
- Chấp hành viên.
- Công tác giảng dạy pháp luật.