Ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mục tiêu của ngành là đào tạo Cử nhân CNTT thuần thục kiến thức chuyên môn và có khả năng thích nghi với thị trường lao động nhiều biến động tại Việt Nam và quốc tế.
Chuyên ngành đào tạo:
- Công nghệ phần mềm: cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc thu thập và phân tích yêu cầu của phần mềm. Sau đó thiết kế, phát triển và triển khai các hệ thống phần mềm theo yêu cầu đã phân tích được.
- An ninh mạng: giúp sinh viên nắm vững các kiến thức về phân tích yêu cầu, thiết kế và xây dựng mạng máy tính cho doanh nghiệp; quản trị bảo trì và đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống mạng máy tính của các tổ chức, doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin: cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc thu thập và phân tích các yêu cầu của hệ thống thông tin, thiết kế, triển khai và quản trị các hệ thống thông tin cho doanh nghiệp.
- Khoa học dữ liệu: Ngoài những kiến thức về thu thập và phân tích dữ liệu, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, sinh viên còn được trang bị các kiến thức đang rất được quan tâm như Dữ liệu lớn (Big Data), Máy học (Machine Learning), Trí tuệ nhân tạo (AI)…
Đặc trưng trong chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng cao.
- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.
- Chuyên ngành đa dạng phù hợp với nhu cầu thực tế.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế hệ thống mạng, chuyên gia bảo mật, an ninh thông tin,…
- Chuyên viên nghiên tra cứu dữ liệu hoặc tiếp tục học chuyên sâu hơn về lĩnh vực CNTT.
- Nhân viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp cần lưu trữ cơ sở dữ liệu lớn như ngân hàng, các công ty thương mại điện tử, hệ thống khách sạn, nhà hàng,…
- Lập trình viên (dev), chuyên viên kiểm thử phần mềm (tester), chuyên viên phân tích yêu cầu khách hàng (Business Analyst – BA), quản lý dự án (PM),…
Ngành THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (Dự kiến)
Ngành học sẽ cung cấp cho người học kiến thức tổng hợp về kinh tế, quản lý, pháp luật; kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng các mô hình kinh doanh trên nền tảng Internet; đáp ứng được các yêu cầu nhân lực trong nền kinh tế số.
Đặc trưng trong chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo của ngành Thương mại điện tử tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và kinh doanh, giúp sinh viên tốt nghiệp có thể phát triển năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến và có thể tự xây dựng các mô hình kinh doanh trực tuyến của riêng mình.
- HUFLIT đẩy mạnh học kỳ doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là khuyến khích sinh viên tự khởi nghiệp trong lĩnh vực Thương mại điện tử để tự tạo công việc sau khi tốt nghiệp, tạo thêm nhiều giá trị cho bản thân và xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp khá cao.
- Quản lý Thương mại điện tử: Công việc quản lý tất cả các kênh bán hàng trực tuyến của công ty. Bao gồm các nền tảng như web, app, mạng xã hội. Đồng thời làm việc với bộ phận Marketing cùng lên kế hoạch bán hàng hiệu quả.
- Chuyên viên nghiên cứu Thương mại điện tử. Với công việc này bạn sẽ hỗ trợ team làm việc trong các kênh bán hàng của công ty. Cùng team lên chiến lược và chọn kênh bán hàng hiệu quả.
- Chuyên viên Digital
- Giảng viên ngành Thương mại điện tử: làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…