Chương trình đào tạo Khoa Đông Phương HUFLIT

TÁC GIẢ: Khoa Đông Phương
NGÀY: 07/05/2019

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

.

.

1. Tên ngành:   ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
                         Oriental Studies

2. Mã ngành:    52220213
3. Các chuyên ngành:  – Nhật Bản học (Japanese Studies)
– Hàn Quốc học (Korean Studies)
4. Trình độ đào tạo:      Đại học  (Bachelor of Art)
Loại hình đào tạo:    Chính quy (Mainstream)

5. Chuẩn đầu ra
Hoàn tất chương trình đào tạo, sinh viên ngành Đông Phương học phải đạt được những tiêu chuẩn sau:

5.1. Yêu cầu về kiến thức:
 Hiểu được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Có tư duy khoa học, tư duy sáng tạo.
– Sinh viên hiểu và giải thích được các nguyên lý cơ bản về sử dụng máy tính, biết cách khai thác các dịch vụ cơ bản của mạng internet.
– Sinh viên có được những kiến thức cơ bản về một ngoại ngữ thứ 2, làm cơ sở để đối sánh và học tiếp ở trình độ cao hơn.
– Sinh viên có thể hiểu và giải thích được một số vấn đề xã hội thông qua một số kiến thức kinh tế cơ bản.
-Sinh viên có kiến thức tương đối về quan hệ quốc tế, lịch sử, địa lý, nghệ thuật truyền thống, kinh tế – xã hội, hệ thống chính trị của các nước Đông Bắc Á.

5.2. Yêu cầu về kỹ năng:
– Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, kiến thức về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, kinh tế, luật pháp, xã hội…của ngành Đông Phương học vào thực tế công việc hoặc có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
-Nắm vững và có khả năng vận dụng tốt những kiến thức lý luận về nhà nước, lịch sử tư tưởng, văn minh, văn hoá của những nền văn hóa khác nhau của khu vực phương Đông vào thực tiễn công việc.
-Sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Nhật/ Hàn) vào công việc, khai thác thông tin và cập nhật kiến thức ngoại ngữ phục vụ cho công việc.
– Nắm vững và sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và soạn thảo văn bản.
-Có kỹ năng giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống và công việc.
– Vận dụng tốt những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo để giải quyết các vấn đề trong công việc thuộc các lĩnh vực văn hoá – du lịch, hành chính – văn phòng, kinh tế – luật, có liên quan đến các nước mà sinh viên chọn học.
– Thực hành tốt các nghiệp vụ cơ bản như tổ chức hội nghị, hội họp, lễ tân ngoại giao, quản trị nhân sự, hướng dẫn du lịch, tiếp thị, soạn thảo văn bản thương mại bằng các ngoại ngữ (tiếng Nhật/ Hàn).
– Có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm để giải quyết và quản lý công việc.

5.3. Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Tôn trọng pháp luật, chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước. Có ý thức phục vụ cộng đồng, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã hội; có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường.
– Chấp hành kỷ luật lao động, hiểu và tôn trọng văn hoá doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp, thực hiện tốt tôn chỉ hoạt động của nơi làm việc.
– Tự tin và chủ động trong công việc, biết chấp nhận khó khăn, sống trung thực, khiêm tốn, thân thiện với mọi người.
– Có nhận thức đúng về nghĩa vụ và trách nhiệm trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

5.4. Chuẩn ngoại ngữ
– Tiếng Hàn: Chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (viết tắt là TOPIK) cấp 3 do Viện Quốc gia giáo dục quốc tế Hàn Quốc (NIIED) cấp. Kỳ thi này được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 4, 5, 7, 10 và 11 hàng năm.
– Tiếng Nhật: Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp 3 (viết tắt là N3) do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) cấp. Kỳ thi này được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 7 và tháng 12 hàng năm.

5.5. Chuẩn tin học: Chứng chỉ MOS (Word, Excel)

5.6. Thời gian đào tạo: 4 năm
– Khối lượng kiến thức toàn khoá: 141 tín chỉ (TC)

6. Vị trí làm việc của người học tâp sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hoá, giáo dục, du lịch, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc; có thể đảm nhận các vị trí: trợ lý giám đốc, thư ký, quản lý điều hành, phiên dịch, giảng dạy ngoại ngữ, cán bộ nghiên cứu, v.v..

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên có khả năng tiếp tục học lên cao ở trong nước hoặc ở ngoài nước (Hàn Quốc, Nhật Bản) để trở thành những chuyên gia bậc cao thuộc ngành tương ứng.

8.Các chương trình đào tạo tham khảo, đối sánh: Chương trình đào tạo ngành Đông phương học Trường ĐHKHXH & NV TP.HCM (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội (ĐHQG HN), Chương trình giáo dục đại học ngành Nhật Bản học (2012), Hàn Quốc học, Trường ĐHKHXH & NV TP.HCM (ĐHQG TP.HCM).

Tin tức & Sự kiện gần đây

  • Lan tỏa tinh thần thể dục thể thao cùng Giải chạy bộ “HUFLIT MARATHON” năm 2024
    Sáng ngày 17/3/2024, tại Khu đô thị Celadon Tân Phú, Công đoàn - Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Giải chạy “HUFLIT MARATHON” năm 2024 chủ đề “Cùng HUFLIT, tiến bước tương lai” với sự tham gia của hơn 500 vận động viên là cán bộ, giảng viên, cựu sinh viên và sinh viên HUFLIT.
  • ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NƠI KHÁM CHỮA BỆNH QUÝ II NĂM 2024
  • Thông báo về việc tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với sinh viên năm học 2023 – 2024
    Nhà Trường thông báo đến sinh viên về thời gian và địa điểm tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo Nhà trường với sinh viên năm học 2023 – 2024, cụ thể như sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đăng ký xét tuyển tại tuyensinh.huflit.edu.vn
Tìm hiểu thông tin huflit.edu.vn

Tư vấn tuyển sinh

Hotline 1900 2800
Email tuyensinh@huflit.edu.vn
Zalo 0965 876 700
icon-bar